Ngày 14/1/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định 150 Phê duyệt Đề án xác định hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin.
Ngay sau đó, các đơn vị hữu trách đã triển khai các công việc liên quan tới đề án này…
Cụ thể, về chỉ đạo công tác giám định ADN, ngày 4/4/2013, Bộ LĐTBXH có công văn số 330/NCC-LTHS giao cho Hội Hỗ trợ gia đình liệt sỹ (HTGĐLS) Việt Nam phối hợp với các cơ quan chức năng và các địa phương tổ chức lấy mẫu sinh phẩm (MSP) thân nhân liệt sĩ Mặt trận 31 (MT31) để phục vụ cho việc giám định ADN, nhằm xác định danh tính liệt sĩ; ngày 21/5/2013, Ban Chỉ đạo thực hiện xác định danh tính hài cốt liệt sĩ tại nghĩa trang Việt – Lào đã xây dựng Kế hoạch số 1716/KH-BCĐXĐHCLS về việc lấy MSP của thân nhân liệt sĩ MT31 có mộ an táng tại lô A5, A6, A7 thuộc Nghĩa trang liệt sĩ Việt – Lào (huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An).
Theo đó, Hội HTGĐLS Việt Nam đã phối hợp với Viện Pháp y Quân đội; Viện Công nghệ Sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Viện Kỹ thuật Hóa sinh, Bộ Công An và Ban liên lạc thân nhân liệt sĩ MT31 tổ chức lấy MSP thân nhân liệt sĩ MT31 ở 36 tỉnh, thành phố trên phạm vi cả nước.
Ngoài ra, Cục Người có công (Bộ LĐTBXH); Viện Công nghệ sinh học, Viện Pháp y quân đội, Hội HTGĐLS Việt Nam đã tổng hợp danh sách, hướng dẫn thủ tục và cách lấy mẫu giám định ADN cho liệt sĩ.
Hướng dẫn của hội ghi rõ: Hội chỉ tiếp nhận các trường hợp giám định hài cốt liệt sỹ (HCLS) nếu có đủ các điều kiện: Có đơn đề nghị của thân nhân liệt sĩ (thân nhân có chứng minh thư nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân phù hợp), được UBND xã (phường) xác nhận; có giấy báo tử liệt sĩ (bản sao có chứng thực của xã, phường) hoặc trích lục thông tin về liệt sĩ do đơn vị hoặc Bộ CHQS tỉnh, thành phố cấp.
Trường hợp mất giấy báo tử, thân nhân liệt sĩ có thể đến Sở LĐ-TB&XH tỉnh, thành phố xin sao lục lại; có vị trí ngôi mộ nghi ngờ là của liệt sĩ (ví dụ: số mộ 1, hàng 2, lô 3, Nghĩa trang liệt sĩ A… hoặc ở đồi M, thôn H, xã K, huyện X… , gia đình đã liên hệ, được ban quản lý nghĩa trang hoặc chính quyền địa phương đồng ý cho mượn mẫu phẩm về giám định, thể hiện bằng biên bản bàn giao cho mượn xương cốt liệt sĩ).
Nếu thông tin được xác định do đồng đội cũ thì phải xác định rõ họ tên, địa chỉ của người cung cấp thông tin (có xác nhận của chính quyền xã, phường nơi người cung cấp thông tin cư trú).
Cách lấy mẫu HCLS sĩ là khâu quan trọng nhất trong toàn bộ quá trình giám định, vì vậy thân nhân liệt sĩ cần chú ý các yêu cầu sau: Đối với hài cốt còn nguyên vẹn thì lấy từ 1 đến 2 chiếc răng (ưu tiên các răng còn được cố định trong xương hàm); đối với hài cốt không nguyên vẹn thì lấy khoảng 2x2cm xương ống hoặc 2x2cm xương còn cứng (các xương xốp như xương sọ, xương sườn, xương bàn tay, bàn chân… rất khó làm giám định, tỷ lệ thành công không cao); mẫu HCLS phải được bảo quản trong túi nilon có niêm phong và xác nhận của Sở LĐTBXH, ngoài phong bì ghi rõ: Đề nghị xác định danh tính đối với liệt sĩ (họ và tên, nguyên quán, ngày tháng năm sinh).
Sau khi tiến hành lấy mẫu HCLS, phải lấy mẫu sinh phẩm của thân nhân liệt sĩ làm đối chứng. Mẫu sinh phẩm phải lấy ít nhất của 2 trong số những người thân có mối quan hệ huyết thống theo dòng mẹ hoặc theo dòng cha của liệt sĩ, cụ thể: Theo dòng mẹ của liệt sĩ, có thể lấy mẫu của hai trong số những người là mẹ liệt sĩ, bà ngoại của liệt sĩ; cậu, dì của liệt sĩ; anh chị em cùng mẹ với liệt sĩ; anh em con dì, con già với liệt sĩ; con của chị gái, em gái của liệt sĩ; con của chị gái, em gái của con dì với liệt sĩ. Nếu không còn các đối tượng nói trên theo dòng mẹ thì lấy mẫu của ông nội liệt sĩ; bố đẻ của liệt sĩ.
Mẫu sinh phẩm của thân nhân liệt sĩ có thể là móng tay hoặc móng chân; tóc (phải lấy cả chân tóc). Mẫu phải bảo quản trong túi nilon đặt trong bì thư, ngoài ghi rõ họ tên người được lấy mẫu, tuổi, nguyên quán, trú quán và quan hệ với liệt sĩ, điện thoại liên hệ.
Sau khi có đủ các điều kiện trên, thân nhân liệt sĩ sẽ được Hội HTGĐLS Việt Nam cấp giấy giới thiệu để gia đình đưa mẫu phẩm đến Viện Công nghệ sinh học hoặc Viện Pháp y quân đội tiến hành giám định.
Thời gian hoàn thành việc giám định ADN từ 30 đến 90 ngày. Gia đình được hỗ trợ 100% kinh phí một lần giám định ADN đối với mỗi liệt sĩ cần xác định danh tính.
(Dân Việt)
Home
»
gia đình liệt sỹ
»
hài cốt liệt sĩ
»
ngoại cảm
»
Nhà ngoại cảm
»
Nhà ngoại cảm bị bắt
»
Phan Thị Bích Hằng
»
Xã hội
» Qui trình giám định, công nhận hài cốt liệt sĩ thế nào?
Wednesday, 30 October 2013
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Popular Posts
-
7 năm qua, chưa một đêm nào anh ngủ ngon giấc. Cứ nhắm mắt lại là từng chi tiết lại hiện lên trong đầu anh, rõ mồn một. Anh như thể đã sống ...
-
G ần đây hệ thống forum dần dần rụng như sung , vụ này em đã báo trước vì nắm được một vài thông tin chuyển cho một vài anh em chủ hệ thống ...
-
Nếu bạn là một SEO quan tâm đến những tin tức về các search engine, chắc hẳn bạn cũng biết ít nhiều về thông tin cho rằng Google và các s...
-
C hào anh em, dạo này em đang nghiên cứu về Google Analytic mục đích chính giúp anh em cùng hiểu với em, mục đích phụ cho SEO hệ thống thươn...
-
Google Chrome là trình duyệt nhỏ gọn nhằm giúp bạn duyệt web nhanh hơn, dễ dàng hơn và an toàn hơn theo cách của mình. Tính năng nổi bật: *T...
-
Trò chơi bắn trứng rất phổ biến ! Ai đã chơi mini game mà bỏ qua trò này thì thật là phí của trời ! Thích hợp cho mọi lứa tuổi , có tính...
-
Năm 2005, khi Jobs được trường đại học Stanford mời đến tham gia buổi lễ phát bằng và có bài phát biểu, tại đây, Jobs đã có những câu nói kh...
-
Newspaper là một chủ đề WordPress cho phép bạn viết các bài báo và bài đăng trên blog một cách dễ dàng. Chúng tôi cung cấp hỗ trợ tuyệt vời...
-
[giaban]830.000VNĐ MUA SỈ GIÁ TỐT HƠN[/giaban] [tomtat] Mô tả : – Loại : Kết nối không dây – Cổng kết nối : 3.5 mm – Hỗ trợ Bluetooth – Công...
-
Đó là chia sẻ của bà Nguyễn Thị Hằng, nguyên Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội tại buổi "Giao lưu với các kỹ sư CNTT tương la...
0 comments:
Post a Comment