11
Các Nhịp Ðiệu thuộc nhóm SLOW
Như đã nói ở phần trên, tùy theo những thay đổi trong ô nhịp mà ta sẽ có những nhịp điệu mang tên khác nhau. Những thay đổi này có thể do
a) đổi tốc độ,
b) đổi số “khảy” vì áp dụng lối nhân 1, nhân 2, nhân 3,
c) đổi cách chạy bass,v.v..
Nhóm SLOW là nhóm thông dụng nhất gồm những bài nhịp chẵn (2/2, 2/4, 4/4, 6/8 …) . Bắt đầu với cách nhân 1 (có 2 phách thì khảy 2 lần, 4 phách thì khảy 4 lần) :
NHÂN 1:
Ðiệu SLOW : Slow là nhịp điệu chậm dìu dặt và dễ đàn nhất . Với cách nhân 1, bạn chỉ cần đánh trải (rải) mỗi phách một lần toàn bộ các nốt của hợp âm. Tuy nhiên thông thường để nghe cho hay thì người ta hay ngắt “trải” thứ hai, để cho có 1 sự cách biệt mỗi 2 phách .
Ðệm Slow hợp âm Am.
Ðếm 1 2 ngắt 3 4 ngắt
E-----0-------0-------0-------0---
B-----1-------1-------1-------1---
G-----2-------2-------2-------2---
D-----2-------2-------2-------2---
A-----0-------0-------0-------0---
E--- --------------------------------
“Ngắt” là làm cho hợp âm vừa đàn tắt tiếng ngay. Nếu viết thành nốt nhạc thì sẽ là:
Phách 1: đen
Phách 2: móc đơn + lặng móc đơn .
“Ngắt” là thể hiện của dấu “lặng móc đơn” này
SLO W FOX : Tương tự như SLOW nhưng đệm nhanh hơn
SWING : Tương tự như SLOW FOX nhưng nhanh và nhộn hơn
BLUES : Tương tự như SLOW, nhưng có thể không cần ngắt ở phách hai, nghĩa là đánh trải 2 hợp âm đều đặn, chậm và đậm tính day dứt ! Thực sự nghe ra thì rất gần với SLOW
MARCH : Cũng vẫn 2 phách nhưng đàn một cách mạnh mẽ, rắn rỏi : p - trải – p - trải
Ðếm 1 2 3 4
E-------------0---------------0---
B-------------1---------------1----
G-------------0---------------0---
D-------------2---------------2----
A-----3---------------3------------
E-----------------------------------
Nói chung là những nhịp điệu trên đây đều cùng 1 gốc từ SLOW và chỉ khác nhau ở chỗ đàn nhanh hay chậm, dịu dàng hay cứng cỏi
NHÂN HAI
Những nhịp trên đây có thể đàn theo cách nhân hai, nghĩa là 1 phách sẽ đàn 2 “trải”, và cũng từ đó mà ta sẽ có vài biến thể mới :
FOX TROT : Nhanh và nhịp nhàng hơn FOX - Mỗi phách sẽ đàn:
bass móc đơn + trải móc kép + nghỉ móc kép .
ONE -STEP : Mang nhịp MARCH ra đệm theo lối “nhân hai” thì nghe sẽ bớt cứng cỏi, mà lại nhịp nhàng như FOX TROT. Thường viết ở nhịp 2/4, mỗi phách đàn 2 nốt móc đơn : p + trải (không ngắt)
TWO -STEP : MARCH là nhịp đệm quân hành viết ở nhịp chẵn 2/4 hay 4/4. Nay nếu mang ra đàn ở nhịp kép 6/8 (cũng có 2 phách) , mỗi phách gồm : bass nốt đen + trải móc đơn , thì nhịp hành khúc này nghe sẽ dịu và khoan thai hơn.
SWING FOX : Vẫn từ nhịp điệu 2 phách của SLOW , nếu kết hợp phách đầu nhân 1, phách sau nhân 2 thì sẽ nghe ra rất nhịp nhàng và nhún nhảy. Ðây là nhịp điệu SWING FOX
SWING (nhanh) : Ở mục “nhân 1” ta đã có điệu SWING chậm gồm trải đen + trải móc đơn + nghỉ móc đơn. Nay nếu “nhân 2” để có :
Phách 1 : Trải móc đơn chấm + trải móc kép
Phách 2 : Trải móc đơn + nghỉ móc đơn >> đây là điệu SWING (nhanh) .
>>>Nên chú ý là ở phách 1, khi đánh trải móc kép thì dùng cách “trải ngược” nghĩa là dùng ngón trỏ đánh trải từ dây 1 đến 6 rất nhanh. Thông thường lâu nay mỗi lần nói đánh trải (rải) thì ta đàn các nốt theo chiều từ dây 6 đến dây 1 (trải thuận chiều)
Nghe mô tả như trên thật rườm rà nhưng nếu nghe qua thí dụ sau đây thì thực sự không khó:
BOOGIE WOOGIE (JIVE) - Nếu mang điệu SWING ra đàn và lại thêm phần chạy bè trầm (bass) thì ta sẽ có nhịp điệu BOOGIE WOOGIE nhộn nhịp rộn ràng.
Trong thí dụ sau đây :
Khi đệm ở hợp âm G (2 ô nhịp) thì ngón cái chạy bass: G – B – D – E – F – E – D – B
Khi qua C ( 2 ô nhịp) thì ngón cái chạy bass : C – E – G – A – Bb – A – G – E
Trước khi chấm dứt :
1 ô nhịp ở D thì bass là D – F# - A – D ,
1 ô nhịp ở C thì bass là C – E – G – C .
Dứt ở hợp âm G
NHÂN BA
Tử điệu SLOW, nếu mỗi phách là 1 dấu đen, nay “nhân 3” (thành ra liên ba móc đơn) thì ta sẽ có SLOW ROCK . Ðiệu SLOW ROCK có thể viết ở nhịp 4/4 hay 6/8 ( 6 nốt móc trong 1 ô nhịp) . Trong một bài trước, tôi đã trình bày về 2 lối đệm SLOW ROCK cho phần đầu và điệp khúc của bài nhạc rồi, nên sẽ không nhắc lại ở đây
A-----3---------------3------------
E-----------------------------------
Nói chung là những nhịp điệu trên đây đều cùng 1 gốc từ SLOW và chỉ khác nhau ở chỗ đàn nhanh hay chậm, dịu dàng hay cứng cỏi
NHÂN HAI
Những nhịp trên đây có thể đàn theo cách nhân hai, nghĩa là 1 phách sẽ đàn 2 “trải”, và cũng từ đó mà ta sẽ có vài biến thể mới :
FOX TROT : Nhanh và nhịp nhàng hơn FOX - Mỗi phách sẽ đàn:
bass móc đơn + trải móc kép + nghỉ móc kép .
ONE -STEP : Mang nhịp MARCH ra đệm theo lối “nhân hai” thì nghe sẽ bớt cứng cỏi, mà lại nhịp nhàng như FOX TROT. Thường viết ở nhịp 2/4, mỗi phách đàn 2 nốt móc đơn : p + trải (không ngắt)
TWO -STEP : MARCH là nhịp đệm quân hành viết ở nhịp chẵn 2/4 hay 4/4. Nay nếu mang ra đàn ở nhịp kép 6/8 (cũng có 2 phách) , mỗi phách gồm : bass nốt đen + trải móc đơn , thì nhịp hành khúc này nghe sẽ dịu và khoan thai hơn.
SWING FOX : Vẫn từ nhịp điệu 2 phách của SLOW , nếu kết hợp phách đầu nhân 1, phách sau nhân 2 thì sẽ nghe ra rất nhịp nhàng và nhún nhảy. Ðây là nhịp điệu SWING FOX
SWING (nhanh) : Ở mục “nhân 1” ta đã có điệu SWING chậm gồm trải đen + trải móc đơn + nghỉ móc đơn. Nay nếu “nhân 2” để có :
Phách 1 : Trải móc đơn chấm + trải móc kép
Phách 2 : Trải móc đơn + nghỉ móc đơn >> đây là điệu SWING (nhanh) .
>>>Nên chú ý là ở phách 1, khi đánh trải móc kép thì dùng cách “trải ngược” nghĩa là dùng ngón trỏ đánh trải từ dây 1 đến 6 rất nhanh. Thông thường lâu nay mỗi lần nói đánh trải (rải) thì ta đàn các nốt theo chiều từ dây 6 đến dây 1 (trải thuận chiều)
Nghe mô tả như trên thật rườm rà nhưng nếu nghe qua thí dụ sau đây thì thực sự không khó:
BOOGIE WOOGIE (JIVE) - Nếu mang điệu SWING ra đàn và lại thêm phần chạy bè trầm (bass) thì ta sẽ có nhịp điệu BOOGIE WOOGIE nhộn nhịp rộn ràng.
Trong thí dụ sau đây :
Khi đệm ở hợp âm G (2 ô nhịp) thì ngón cái chạy bass: G – B – D – E – F – E – D – B
Khi qua C ( 2 ô nhịp) thì ngón cái chạy bass : C – E – G – A – Bb – A – G – E
Trước khi chấm dứt :
1 ô nhịp ở D thì bass là D – F# - A – D ,
1 ô nhịp ở C thì bass là C – E – G – C .
Dứt ở hợp âm G
NHÂN BA
Tử điệu SLOW, nếu mỗi phách là 1 dấu đen, nay “nhân 3” (thành ra liên ba móc đơn) thì ta sẽ có SLOW ROCK . Ðiệu SLOW ROCK có thể viết ở nhịp 4/4 hay 6/8 ( 6 nốt móc trong 1 ô nhịp) . Trong một bài trước, tôi đã trình bày về 2 lối đệm SLOW ROCK cho phần đầu và điệp khúc của bài nhạc rồi, nên sẽ không nhắc lại ở đây
Trước khi chấm dứt bài về nhóm nhịp điệu SLOW, tôi xin khuyên các bạn thực sự không nên quá chú ý đến phần hình thức, tên các nhịp điệu rắc rối nói trên mà thêm … nhức đầu!
Ðối với các bài nhạc Việt, cầm cây đàn trên tay, nhìn vào 1 bài nhạc nhịp chẵn, bạn chỉ cần chọn các hợp âm tay trái sao cho êm tai , rồi thì dựa trên những nguyên tắc căn bản, nhân 1, 2, 3 , tùy sức đàn mà bạn có thể chế biến để tự đệm bài nhạc dựa theo cảm xúc của mình. Như vậy thì mới có thêm yếu tố sáng tạo và mỗi lần đệm sẽ khác nhau tùy cảm hứng của mình …
Ðối với các bài nhạc Việt, cầm cây đàn trên tay, nhìn vào 1 bài nhạc nhịp chẵn, bạn chỉ cần chọn các hợp âm tay trái sao cho êm tai , rồi thì dựa trên những nguyên tắc căn bản, nhân 1, 2, 3 , tùy sức đàn mà bạn có thể chế biến để tự đệm bài nhạc dựa theo cảm xúc của mình. Như vậy thì mới có thêm yếu tố sáng tạo và mỗi lần đệm sẽ khác nhau tùy cảm hứng của mình …
0 comments:
Post a Comment