Nếu bạn là một SEO quan tâm đến những tin tức về các search engine, chắc hẳn bạn cũng biết ít nhiều về thông tin cho rằng Google và các search engine ngày càng quan tâm đến tốc độ load của các website, nói đúng hơn là tốc độ của server nơi đặt website. Gần đây tại hội thảo Pudcon 2009 tổ chức tại Vegas, Matt Cutts trưởng nhóm anti spam của Google cũng đã lên tiếng khẳng định thông tin trên, và nhấn mạnh rằng tốc độ load của website sẽ là một trong những yếu tố giúp Google xếp hạng các website trên trang SRPs của mình.
Động thái trên của Google cũng đồng nghĩa với việc gã không lồ này sẽ đi chuyên xâu hơn vào lĩnh vực tìm kiếm thời gian thực (real-time search), vì vậy họ cần những website đám ứng tốt nhất tốc về cả về mặt nội dung lân tốc độ index để những thông tin trên Google có thể được cập nhật một cách nhanh nhất. Cũng có ý kiến cho rằng các search engine date base đang dần trở nên quá tải, và tại nguyên dành cho việc crawling một website sẽ giản đi nhằm đảm bảo cho các sever hoạt động trơn chu. Và với việc giảm tài nguyên dành cho mỗi website, đòi hỏi các website cần có thời gian load nhanh hơn để tận dụng được tối đa nguồn tài nguyên đó.
Nói thế nào đi nữa, các webmaster hay SEOer cũng nên có những bước chuẩn bị trước là tốt nhất. Thời điểm năm 2010 cũng chỉ còn không quá 1 tháng nữa, nhanh chân lên các bạn - get ready ! Trong bài viết này mình sẽ giới thiệu với các bạn một số công cụ phổ biến dùng để kiểm tra tốc độ load của website, nếu bạn nào thấy website mình bị chậm hay có vẫn đề thì nên sớm tìm giải pháp nâng cấp server hoặc đổi nhà cung cấp hosting đi nhé. Mong rằng không ai vướng phải trường hợp này.
1. Pingdom Tool - Full page check:
Pingdom Tool là một công cụ giúp load toàn bộ cấu trúc html của một website, bao gồm toàn bộ các objects như: hình ảnh, Java Script, Flast, Rss, Frames/iframes ... Phương thức của công cụ này tương tự phương thức mà các trình duyệt sử dụng để tải website & hiển thị nó.
Pingdom Tool giúp thông kê toàn bộ số liệu về thời gian load, tốc độ load cho phép, số lượng objects của website, dung lượng objects ...
2. Google Page Speed
Trong công cụ này Google có viết như sau:
Page Speed performs several tests on a site’s web server configuration and front-end code. These tests are based on a set of best practices known to enhance web page performance. Webmasters who run Page Speed on their pages get a set of scores for each page, as well as helpful suggestions on how to improve its performance.
Công cụ này kết hợp sử dụng rất tốt với Firebug, một SEO Tool cực kì tốt hữu dụng hoạt động trên trình duyệt Firefox.
3. Webpagetest.ORG
Một công cụ hộ trợ trực tuyến của AOL, công cụ này chỉ chạy trên trinh duyệt IE và cũng chỉ hỗ trợ test những website có server đặt tại US, UK hoặc New Zealand. Điểm đặc biệt duy nhất của nó là được Matt Cutts nhắc đến trong bài phát biểu tại hội nghị Pudcon vừa qua.
4. WebsiteOptimiser.com
Một công cụ đơn gian nhưng cực kì hiệu quả. Giúp thông kê & báo cáo cả việc sử dụng và tiết kiếm băng thông thông qua việc sử dụng công cụ nén. Báo cao chi tiết & cảnh báo về kích thước các objects như hình ảnh, java, flash... làm ảnh hưởng đến tốc độ tải website. Nhước điểm duy nhất là phần captcha của công cụ này gây một chút khó khăn khí sử dụng.
5. Google Webmaster Tool.
Google đã tao ra Google Webmaster Tool, và chúng ta biết ơn họ vì điều đó. Không nhưng là một công cụ giúp webmaster thông báo website của mình đến Google mà nó còn cung cấp nhiều chức năng & tiện ích hỗ trợ tốt nhất cho webmaster trong quá trình làm việc. Và tất nhiên trong trường hơp này cũng vậy.
Công cụ này của Google cho phép các webmaster kiêm trả một cách tổng quan nhất về tốc độ đáp ứng của server qua một biểu đồ thời gian. Biểu đồ thống kê này cung cấp cho webmaster một cái nhìn tổng quan nhất về khả năng hoạt đồng của server hay hosting mà họ sử dụng. Từ đó các webmaster có thể cân nhắc đến vấn đề điều chỉnh sao cho hợp lý trong những thời gian cao điểm.
Chắc chắn trong tương lai không xa Google sẽ nâng cấp công cụ này, để đem đến những số liệu thống kê cụ thể hơn nữa. Thời gian còn lại không nhiều nhưng đủ để chúng ta chuẩn bị cho những sự thay đổi trong năm 2010 sắp tới. Chắc hẳn đây không phải là điều duy nhất, Google vẫn đang phát triển không ngừng, và công việc SEO đòi hỏi bạn phải luôn luôn theo sát sự phát triển đó.
Theo SEO Việt Nam
0 comments:
Post a Comment