Kênh Tên Miền chuyên cung cấp tên miền đẹp, giá rẻ! Hãy liên hệ kỹ thuật: 0914205579 - Kinh doanh: 0912191357 để được tư vấn, hướng dẫn miễn phí, Cảm ơn quý khách đã ủng hộ trong thời gian qua!
kiem tien, kiem tien online, kiem tien truc tuyen, kiem tien tren mang
Wednesday 22 February 2012






Mười đại đệ tử xuất sắc nhất của Phật tổ
1. Xá Lợi Phất
2. Mục Kiều Liên

3. Đại Ca Diếp
4. A Nan

5. A Na Luật
6. Phú Lâu Na

7. Tu Bồ Đề
8. Ưu Ba Ly

9. Ca Chiên Chiên
10. La Hầu La.


Ðức Phật biết rõ tâm tư của Tôn Ngộ Không, Ngài đến Thiên cung hàng phục Tôn Ngộ Không theo lời thỉnh cầu của Ngọc Hoàng, nhưng thực sự là đến cứu Tôn Ngộ Không và giữ yên Tôn Ngộ Không tại một chỗ bình yên như là tạm thời an trí để chờ đến thời điểm tốt hầu tiếp tục hành Phật sự. Hẳn chúng ta còn nhớ lại Tôn giả Tu Bồ Ðề, vị đại đệ tử của Ðức Phật, đã giáo dục Tôn Ngộ Không thành người có trí tuệ chân chính để phục vụ đạo và đời và đã cho hạ sơn trở về Nam Thiệm Bộ Châu. Ðây không phải là việc làm tình cờ, mà đã có chủ ý của Phật. Phương Chi, núi nơi trú xứ của Tôn giả Tu Bồ Ðề có tên gọi là Linh Ðài Phương Thốn (có nghĩa là một tấc đất của Linh Sơn, Lôi Âm tự), phải chăng đây là phân viện giáo dục các Bồ Tát để độ sinh? Ðây là phân viện truyền trao lý tưởng giáo dục độ sinh?

XIN THEO DÕI TRÍCH ĐOẠN TÂY DU KÝ DƯỚI ĐÂY trong Tây Du Ký - Ngô Thừa Ân“Cáeh đây không xa mấy, có một dãy núi tên là Linh Ðài phương thốn sơn , trong có độngTà Nguyệt Tam Tinh , Tiên ông hiệu là " Cu Bồ Ðề Tổ Sư " , ở đấy thu nhận đồ đệ rất nhiều, song các đồ đệ bị đuổi cũng không ít, hiện nay chỉ còn ước độ ba bốn mươi . Ông muốn đến đó phải theo đường nhỏ qua hướng Nam, chừng bảy tám dậm , là tới động.
Hầu vương nhìn ông tiều năn nỉ :
- Ðường đi đến động ngoằn ngoèo dễ lộn , mong ông thương đến , dẫn tôi cùng đi về xóm, tôi xin hậu tạ.
Tiều lão lắc đầu đáp :
- Giúp ông tôi không nệ công lao, ngặt vì tôi còn cha mẹ già, sớm chiều lo phụng dưỡng, phải ở lại hái củi đổi gạo , không tiện làm vừa lòng ông !
Nghe lão tiều than , Hầu vương cảm động , đành phải bái biệt ra đi.
Núi rừng thăm thẳm, đá cao chồng chất, chông gai hiểm trở . Hầu vương vốn quen miền sơn dã , đi riết một hồi bảy tám dậm, quả thấy một động lớn , cửa đóng kín không có bóng người thấp thoáng . Trước đó, một bia đá lớn đề mấy chữ " Linh Ðài phương thốn sơn Tà Nguyệt tam tinh Hầu vương hớn hở, nhảy nhót tung tăng . Nhìn thấy vườn đào xum trái , liền phóc lên hái mấy quả ăn đở lòng .
Giây lát có tiếng động. Một đồng-tử bước ra hỏi :
- Ai cả gan dám vào đây ăn vụng đào ?
Hầu vương vội vã nhảy xuống nói :
- Tôi từ xa tìm đến đây học đạo , không phải kẻ tộm đào, xin tôn huynh hiễu cho .
Ðồng-tử nghi ngờ Hầu vương , nói :
- Anh thật lòng đến đây, tìm sư học đạo sao ?

Hầu vương thưa :
- Ðường xa ngàn dặm, không ngại gian lao, ngày đêm lặn lội, tôi chỉ mong được làm đệ tử nơi nầy .
Ðồng tử nhìn tướng mạo Hầu vương, mỉm cười, nói :
- Sư phụ vừa thức dậy , sửa soạn giảng kinh, dạy tôi ra rước người tu niệm, có lẽ anh đây là phải ?
Hầu vương mừng thầm, reo lên :
- Tiên ông quả là bậc tiên tri , xin tôn huynh đừng ngần ngại . Chính là tôi vậy .
Ðông tử gật đầu bảo :
- Ngươi cùng tôi vào ra mắt sư phụ .
Hầu vương tươi cười, nhí nhảnh theo đồng tử vào động, nhìn thấy quang cảnh uy nghiêm, nào cung châu , điện ngọc, nào phòng đọc sách , nào chổ giảng kinh , đâu đó trang hoàng rực rở . Thẳng đến trước Ngọc đài, thấy Bồ Ðề Tổ Sư ngồi trên ghế cao, bên dưới đệ tử đứng hầu hơn ba chục .
Hầu vương bước đến sụp lạy lia lịa, và thưa :
- Tiện nhân mộ đạo đến đây , xin ra mắt thầy .
Tổ Sư hỏi :
- Ngươi tên họ là chi ? Từ đâu đến ?
Hầu vương thưa :
- Tôi ở Ðông Thắng Thần Châu, núi Hoa Quả , động Thủy Liêm.
Tổ Sư nạt lớn :
- Kẻ ăn nói trớ trêu, tu hành sao được . Mau đuổi nó đi !

Hầu vương sợ sệt vừa lạy vừa nói :
- Lòng thành thật đâu dám trớ trêu, kính mong thầy thương xót.
Tổ Sư nói :
- Ðường từ Ðông Thắng Thần Châu đến đây cách hai cửa biển , và một cõi Nam Thiên Hạ Châu làm sao nhà ngươi đi được ?
Hầu vương thỏ thẻ thưa :
- Tôi dùng tre kết bè , vượt qua hai cửa biển , trèo non lặn lội hơn chín năm trời mới đến đây , cúi xin thầy đoái tưởng .

Tổ Sư nói :
- Ngươi đi lâu ngày là phải ! Vậy nhà người tên gì ?
- Tôi không có danh tánh . Nhưng ai rầy tôi không giận , ai đánh tôi không hờn.
Tổ Sư cau mày nói :
- Ta muốn biết danh tánh nhà ngươi, ngươi khai chi về tính nết .
Hầu vương thưa :
- Thưa thầy , tôi không cha mẹ !
Tổ Sư nói :
- Người sao không có cha mẹ, không lẽ cây đá sanh ngươi sao ?
Hầu vương thưa :
- Ðúng vậy ! Nguyên nơi núi Hoa Quả có hòn đá lớn , kết tinh nhật nguyệt lâu ngày , rồi một đêm mưa vang lên tiếng nổ , đá ấy nứt hai , sanh ngay tôi từ lúc đó .
Nghe nói, Tổ Sư mừng thầm hỏi :
- Như vậy là thiên địa cấu tạo ra ngươi . Thôi ngươi hãy đi qua lại cho ta xem nào .
Hầu vương đẹp dạ, đứng phắt lên chạy qua lại vài lần, rồi quỳ xuống nghe dạy .
Tổ Sư cười nói :
- Nhà ngươi bộ tịch hệt như khỉ . Ðể ta xét theo diện mạo mà đặt tên cho .

Hầu vương sụp lạy tạ ơn . Tổ Sư nói :
- Ta muốn theo hình dung nhà ngươi , đặt họ Hồ nhưng vì chữ hồ bõ khuyển bằng chỉ còn chữ cổ , chữ nguyệt. Cổ nguyệt có nghĩa là trăng già không tốt. Thôi ta đặt cho ngươi họ Tôn , chữ tôn bõ khuyển bằng còn chữ tử, chữ hệ là còn trẻ , còn lớn , còn khôn, tốt lắm !
Hầu vương mừng rỡ cúi đầu lạy tạ và thưa :
- Mong thầy luôn tiện mở lượng từ bi đặt tên luôn cho tôi, để dễ gọi lúc sai khiến .
Tổ Sư nói :
- Trong đạo có mười hai chữ người ta thường dùng " Quảng , Ðại , Trí, Huệ , Chơn , Như , Tánh , Hải , Ðĩnh , Ngộ , Viên, Giác . Trong mười hai chữ đó tính dồn tới ngươi nhằm vào chữ Ngộ .Vậy ta đặt tên ngươi là Tôn Ngộ Không .

Hầu vương khoái ý cười :
- Tốt lắm ! Tốt lắm ! Từ nay tôi mới biết được tên, xin chịu gọi là Ngộ Không .” động " 



-------------------------------------------------------------------------------


Tôn Ngộ Không là biểu tượng cho Chánh kiến và Chánh tư duy (Thánh tuệ uẩn) của mỗi hành giả, là trí tuệ 
vô ngã thấy rõ mọi hiện hữu là vô ngã, vô thường và dẫn đến tan rã, khổ đau. Trí tuệ ấy khác với trí tuệ sinh diệt. Nó là vô sinh nên tác giả Ngô Thừa Ân giới thiệu Mỹ hầu vương được sinh ra từ trứng đá, kết tinh của tú khí trời đất. Trí tuệ ấy tự biết tìm đường đi ra khỏi sinh tử như Mỹ hầu vương biết tìm đường đến với đại đệ tử của Đức Phật (Tôn giả Tu Bồ Đề) để học đạo bất sinh bất diệt.Tôn giả Tu Bồ Đề là vị đệ nhất ly dục, ly ái (còn có nghĩa là đệ nhất rời chấp thủ hết thảy các ngã tướng) trong hàng đệ tử của Đức Phật - theo kinh Kim Cang Bát Nhã. Đạo mà Mỹ hầu vương được truyền dạy là thấy rõ vô ngã tướng (hay không tướng) của vạn hữu và tự tâm rời xa mọi tham ái. Nắm được sở đắc ấy thì liền tự tại, ở ngoài mọi khổ đau. Sự kiện tự tại này đã được Ngô Thừa Ân biểu hiện qua 72 phép thần thông biến hóa của pháp môn Địa sát.
Trí tuệ này là cao nhất để đi đến trí tuệ giải thoát sau cùng, không còn trí tuệ nào khác cao hơn, nên được gọi là Vô sư trí. Vì thế, Tôn giả Tu Bồ Đề cấm Tôn Ngộ Không tiết lộ danh tánh của Thầy dạy bảo cho Tôn Ngộ Không.
Đạt được trí tuệ xa lìa khổ đau ấy, Mỹ hầu vương nhận được pháp danh là Tôn Ngộ Không. Chữ Tôn, theo lời cắt nghĩa của Tôn giả Tu Bồ Đề, nếu xóa bộ khuyển bên cạnh thì thành chữ Tử (con) và chữ Hệ (trẻ con). Như thế trí tuệ của Tôn Ngộ Không đang ở thời kỳ của mầm nhân giải thoát sau cùng, mà chưa là trí tuệ giải thoát sau cùng, trí tuệ này cần được tu tập thêm Giới và Định.
Trí tuệ, tự thân nó là động, tháo động, vì thế Tôn Ngộ Không mang thân tướng giống khỉ. Cái động của trí tuệ cần được thuần hóa và nuôi dưỡng bằng định tâm và sự thực hành giới hạnh. Định tâm sẽ rửa sạch cái động của ý, giới đức sẽ rửa sạch cái động của thân, khẩu. Chưa đủ, có những thời điểm manh động của trí cần phải nhờ đến đại định để chế ngự như là Tôn Ngộ Không cần phải đội trên đầu chiếc vòng "Khẩn cô nhi" (còn gọi là vòng "kim cô", hay vòng "định tâm") và cần được chế ngự bởi "định tâm chú" (hay chú Khẩn cô nhi) của Bồ tát Quán Thế Âm.
Khi mà trí tuệ ấy chưa được Giới, Định chế ngự và nuôi dưỡng thì nó sẽ bị Năm uẩn (hay vũ trụ, cuộc đời) khống chế với vô lượng phiền não. Đây là hình ảnh Ngũ Hành Sơn chụp lên mình năm trăm năm mà không trở được. Đó là cái họa đại náo Thiên cung của Tề Thiên Đại Thánh, do vì Đại Thánh thấy rõ cái hư, cái rởm của trời và dưới thế, không chịu được mà đại náo, đập phá, đạp đổ.
Sau khi thấy rõ hậu quả của tâm tháo động, Tôn Ngộ Không sẵn sàng hướng về bi tâm, giải thoát tâm như đã sẵn sàng chờ Đường Tăng, để theo phò tá, ròng rã suốt 500 năm. Nếu bi tâm khởi, tâm giải thoát (đại định khởi) khởi thì Tôn Ngộ Không thoát ly được sự trói chặt của Năm uẩn như sau khi phá đổ Ngũ Hành Sơn và lên đường Tây du.
Đường giải thoát chưa dừng lại ở đây. Ngộ Không (hay trí tuệ) cần tiếp tục vào đại định và lòng đại bi cần phải tu tập nhiều lần nữa. Nghĩa là Ngộ Không phải tinh tấn lên đường thực hành giải thoát. Bấy giờ Ngộ Không có thêm một pháp hiệu nữa là Hành Giả.
Trí tuệ của Tôn Hành Giả (nặng phần tự độ) cần phải được tu tập cùng với bi tâm độ sinh (phần độ tha của Đường Tăng) thì mới thiện xảo, mới tiến gần giải thoát tối hậu . Cũng thế, bi tâm cần được trí tuệ vô ngã dẫn đường, nếu không thì dễ lạc đạo. Tác giả Ngô Thừa Ân diễn đạt điểm giáo lý này qua sự xây dựng hai nhân vật Đường Tăng và Tôn Hành Giả. Khi nào mà Đường Tăng không nghe Tôn Hành Giả thì phái đoàn Tây du mắc nạn lớn. Khi nào mà vắng bóng Ngộ Không thì ma quái hiện ra hành hung, phái đoàn Tây du trở nên buồn bã ảm đạm như một phái đoàn đưa đám tang (như cảnh quỷ Hoàng Bào hãm hại Đường Tăng sau khi Ngộ Không bị đuổi về núi Hoa Quả).
Người tu giải thoát rời xa trí tuệ một bước thì bị họa liền một bước. Cần phải thường xuyên giữ chánh niệm hay "như lý tác ý" để tránh các nạn như nạn ở am Mộc Tiên (hồi thứ 64): Đường Tăng mắc vào cảnh mê thơ, rượu và tình. Bấy giờ, Tôn Hành Giải xuất hiện kịp thời và ma cảnh liền tan biến, Đường Tăng ra khỏi sự đắm trước nội thọ và ngoại thọ .

(Trích Bàn về Tây du ký của Ngô Thừa Ân)

0 comments:

Post a Comment

domain, domain name, premium domain name for sales

Popular Posts