Mong muốn của ông sau khi truyền đạt kỹ năng ứng xử cho cán bộ, chiến sĩ CSGT TP.HCM tại buổi tập huấn?
Việc tập huấn kỹ năng giao tiếp và ứng xử vẫn đảm bảo những yêu cầu chung về quy chuẩn giao tiếp của một cá nhân, một con người trong xã hội hiện đại. Đó là những nguyên tắc giao tiếp chung, kỹ năng giao tiếp đơn lẻ đến phức tạp, những thủ thuật giao tiếp…
Tuy nhiên, xuất phát từ thực tiễn hoạt động của chiến sĩ CSGT thì những yêu cầu như: quản lý cảm xúc, điều chỉnh thái độ là điều rất cần thiết…
Điều này sẽ giải quyết được nhiều vấn đề như: giải tỏa thái độ tiêu cực của người dân nhìn về người CSGT, góp phần cải thiện hình ảnh và xây dựng hình ảnh của người CSGT, góp phần xây dựng văn hóa giaoi tiếp của lực lượng CSGT TP.HCM
Ông đã từng bị CSGT xử phạt và có khó chịu với cách xử lý của lực lượng CSGT?
Tôi không trực tiếp chạy xe, nên tôi xin phép không trả lời câu hỏi này.
Lý thuyết và thực hành có khoảng cách rất xa, ông nghĩ sẽ có sự thay đổi tích cực từ CSGT sau buổi tập huấn?
Bất kỳ hai phạm trù nào cũng có lằn ranh… Tuy nhiên, nhìn nhận việc khảo sát thực tiễn đến việc huấn luyện đã có phần bớt đi sự chủ quan.
Nói cách khác, các bài tập hay những ví dụ thực tiễn giống như các tiếng động hay các toa thuốc được thực thi theo kiểu kê toa chữa bệnh… Vấn đề người ta có uống thuốc hay không kể cả thước bổ.
Sự thay đổi không hẳn chỉ là sau một buổi học hay một chương trình mà nó có tác dụng từ từ.
Hơn nữa, đây chỉ là khởi điểm cho những chương trình dài hơi hơn mà ban tổ chức cùng với các chuyên gia chúng tôi sẽ xây dựng thành một dự án thiết thực và dài lâu…
Trước khi nhận lời đến tập huấn cho CSGT, ông đã có cuộc khảo sát hay tìm hiểu nguyên nhân vì sao người dân không thiện cảm với CSGT không?
Tôi đã khảo sát và có 9 nguyên nhân sau:
1. Không cần quan tâm đến tuổi tác của người dân khi giao tiếp.
2. Mình là người có quyền năng, sức mạnh mà cần gì phải nghĩ đến cảm xúc của người khác.
3. Nói mày, tao; mi, tớ với dân.
4. Hay nói: Vi phạm là vi phạm, cần gì phải giải thích.
5. Tôi là pháp luật, anh vi phạm luật nghĩa là có lỗi với tôi.
6. Làm khó, thể hiện sự bực dọc với người dân.
7. Tác phong chậm chạp, quan liêu…
8. Sai về hành vi và suy nghĩ: Tôi chạy nhanh và có vi phạm tí cũng chẳng sao vì tôi có trách nhiệm mà…
9. Lời nói của tôi như vậy, tôi chẳng thể sửa được.
Xin cám ơn ông về cuộc trò chuyện này.
0 comments:
Post a Comment