- Chính điều đầu tiên tôi muốn nói là ở chỗ mối quan hệ hiện tại giữa giáo viên và xã hội đã chứng tỏ nguy hiểm. Mối quan hệ đó là gì? Mối quan hệ là ở chỗ, giáo viên là nô lệ còn xã hội là ông chủ hay người sở hữu
- Theo tôi, một người có thể trở thành người thầy đúng nghĩa chỉ khi ông ta có trong mình một ngọn lửa mạnh mẽ, mãnh liệt của sự nổi dậy.
Một giáo viên không có ngọn lửa của sự nổi dậy ấy bên trong sẽ trở thành nhân viên của một số đường lối, một số lợi ích — có thể của xã hội, có thể của tôn giáo, hay có thể của chính trị. Mọi giáo viên phải có ngọn lửa nổi dậy mãnh liệt, của suy nghĩ và phản chiếu. Nhưng chúng ta đã có ngọn lửa của suy nghĩ độc lập hay chưa? Nếu chưa, chúng ta có là gì hơn những người trông cửa hàng?
- Nơi có cạnh tranh thì không thể có tình yêu. Cạnh tranh là một dạng của đố kỵ, một kiểu kích động mãnh liệt, ghen tỵ. Bạn đang dạy cái gì vậy?
Khi một đứa trẻ đứng nhất lớp, đứa trẻ khác được bảo rằng nó bị tụt lại đằng sau và người bạn cùng lớp này đã về đầu. Bạn đang dạy nó thoả mãn hư danh, cạnh tranh và vượt lên trước. Bạn đang dạy bản ngã, bảo chúng rằng người nào đứng nhất thì cao hơn, và người ở phía sau thì thấp hơn.
… Cho nên khi những đứa trẻ được đào tạo trong bản ngã, ghen tỵ và cạnh tranh như thế, làm sao chúng yêu thương được? Yêu thương là cho phép những người mình yêu quý đi trước. Tình yêu luôn có nghĩa bạn luôn là người sau cùng.
Thế giới liệu có thể trở thành một nơi tốt đẹp hơn để sống trong khi chất độc của cạnh tranh và tham vọng đang được dội xuống trí não trẻ em? Khi một đứa trẻ say mê vượt lên những đứa khác và những đứa khác thì đang muốn bỏ nó lại phía sau, thế thì, sau khi được giáo dục trong hai mươi năm, nó sẽ làm gì trong đời? Nó sẽ làm cái mà nó được dạy.
… Chúng ta dạy sự cảm thông và khoan dung. Nhưng làm sao một tâm trí cạnh tranh có thể độ lượng và cảm thông? Nếu có cảm thông trong tâm trí người cạnh tranh thì anh ta có thể tranh giành như thế nào? Tâm trí cạnh tranh sẽ luôn luôn khắc nghiệt, bạo lực và không độ lượng – anh ta phải thế.
- Nơi nào có phần thưởng và trừng phạt nơi đó có lòng tham và sợ hãi. Nhưng chúng ta dạy con em chúng ta cái gì? Phương pháp chúng ta giảng dạy là gì?
... Chúng ta đã dạy chúng tham lam và tham lam hơn nữa, bởi vì cái đó gọi là thành công.
Có chỗ nào cho những kẻ không thành công hay không?… Nếu tôi thử nói sự thật và tôi trở thành không thành công, liệu tôi sẽ phải làm gì khác?
…Chừng nào thành công còn là tiêu chuẩn duy nhất để đánh giá, dối trá, không trung thực và trộm cắp sẽ có đó.
Chúng ta cứ tiếp tục gào và khóc rằng không trung thực đang gia tăng. Nó nhất định tăng, bởi vì đó là quả của tất cả những gì chúng ta dạy suốt năm ngàn năm qua.
- Một con người phải được hoàn thành chứ không phải thành công. Một con người không thành công trong động cơ tốt còn tốt hơn một con người thành công trong động cơ xấu. Kính trọng nên được trao cho những hành động tốt chứ không phải thành công
…
Nếu bạn thật sự muốn làm gì đó cho con cái mình và nếu bạn yêu thương con cái bạn, hãy vứt bỏ tính trung tâm của thành công và tạo một trung tâm xung quanh sự hoàn thành.
Nếu bạn có tình yêu nào đó với nhân loại và nếu bạn thực sự muốn thiết lập một thế giới mới, một nền văn hoá mới và một con người mới, bạn sẽ phải từ bỏ và phá huỷ sự ngu xuẩn cũ kỹ của mình và suy nghĩ xem làm sao một cuộc nổi dật có thể được tạo ra từ bên trong
Một giáo viên cơ bản phải là một người nổi dậy vĩ đại trong thế giới này; chỉ thế thì anh ta mới có thể dẫn dắt thế hệ mới. Nhưng giáo viên lại là người theo chủ nghĩa truyền thống vĩ đại nhất và liên tục lặp lại những thứ phân cứt cũ rích.
- Kiểu nổi dậy nào mà tôi trông đợi từ giáo viên? Anh ta có nên đốt nhà, làm trật bánh xe lửa, hay đốt xe buýt? Không, đừng làm anh ấy hiểu nhầm tôi. Tôi chỉ nói rằng cách tiếp cận của anh ta đối với các giá trị của anh ta – các giá trị của chúng ta – nên mang một tinh thần nổi dậy và do đó anh ấy nên nghĩ thấu đáo về những thứ rõ ràng đang sai lầm.
- Trong toàn thể thế giới thậm chí chẳng thể tìm được một hòn sỏi bằng hòn khác. Ở đây mọi thứ là duy nhất và vô song. Chừng nào chúng ta còn chưa kính trọng sự duy nhất của mỗi cá nhân, thì ganh đua, cạnh tranh, những kẻ giết người và bạo lực sẽ vẫn còn lại
...Không phải vô nghĩa mà mọi người có tính cá nhân. Niềm tự hào vĩ đại là bạn khác những người khác. Chẳng có gì cao hơn hay thấp hơn, mọi người đơn giản là như vậy. Mỗi người ở trong không gian của chính mình; do đó tất cả các loại giá trị đều sai. Nhưng chúng ta đang dạy những điều sai này.
- Đã có những cuộc cách mạng kinh tế trên thế giới này. Những người tư bản đã bị xoá bỏ và những người lao động đã chiếm được chỗ của họ…. Nhưng chẳng có gì thay đổi cả – các tầng lớp vẫn tiếp tục... Bất kỳ ai có đủ sức mạnh thì duy trì trong quyền lực, và những ai không có sức mạnh thì là những người không ở trong quyền lực. “Những tầng lớp mới” được hình thành nhưng “các tầng lớp” thì vẫn còn.
Đủ mọi thí nghiệm được tiến hành trong bốn hay năm ngàn năm cho hạnh phúc loài người tất cả đều đã thất bại. Cho đến giờ một thí nghiệm vẫn chưa được làm, và đó là cách mạng trong giáo dục.
Cuộc thí nghiệm này là dành cho giáo viên. Tôi cảm thấy rằng anh ta có thể làm xảy ra một cuộc cách mạng vĩ đại. Những cuộc cách mạng chính trị, kinh tế hay tôn giáo không có nhiều giá trị như cuộc cách mạng giáo dục có thể có. Nhưng ai có thể làm xảy ra một cuộc cách mạng như vậy. Điều đó có thể được làm bởi những con người nổi dậy, những người mà dám nghĩ và dám nghi vấn những gì họ đã làm cho tới giờ.
… Trong cấu trúc mới đó sẽ không có giá trị nào trong thành công và trong tham vọng, đứng đầu tiên hay cuối cùng không còn là vấn đề để kính trọng hay xúc phạm. Không có sự so sánh giữa người này với người khác.
- Tôi đang nói bạn hãy yêu thương những đứa trẻ. Nghĩ về và ước mong cho hạnh phúc của chúng. Bởi vì tình yêu và khát vọng này cho những điều tốt lành đối với chúng, kỷ luật mà không áp đặt sẽ bắt đầu xuất hiện, kỷ luật được sinh ra bởi chính trí thông minh của trẻ em.
Tuy nhiên, sẽ có một sự khác biệt. Hiện giờ tình huống là đứa trẻ càng ý thức, nó càng không có kỷ luật; và đứa trẻ càng ngu ngốc thì nó sẽ càng có kỷ luật.
Điều tôi đang cố gắng nói với bạn là nếu kỷ luật đến thông qua phương tiện của tình yêu, thế thì sẽ không có kỷ luật trong những kẻ ngốc, nhưng đứa trẻ càng tỉnh táo và ý thức, kỷ luật nảy sinh trong nó sẽ càng to lớn.
Hiện giờ chỉ có những đứa trẻ trì trệ không hề có cuộc sống lẫn chút cảm hứng nào có kỷ luật. Những đứa có ý thức và khả năng suy nghĩ thì vô kỷ luật. Nếu có tình yêu, mọi thứ sẽ đảo ngược. Kỷ luật của những kẻ ngu si chẳng có giá trị gì. Kỷ luật tới từ ý thức thì có giá trị bởi một kỷ luật ý thức nghĩa là nó được sinh ra từ tư duy và nó có thể chối từ những yêu cầu sai lầm của kỷ luật.
- Hiện tại thế giới cần rất nhiều cú sốc để được thức tỉnh, từ đó vài tư tưởng được sinh ra. Chúng ta hầu hết ngủ, say như chết. Và mọi thứ chỉ tiếp tục trôi ngang qua. Tôi hy vọng bạn có vài cú sốc từ vài hướng, để bạn mở mắt bạn ra và bắt đầu nghĩ.
Osho – Gíáo viên, xã hội và cách mạng
0 comments:
Post a Comment