CNTT hiểu theo nghĩa rộng và tổng quát nhất là việc sử dụng công nghệ hiện đại vào việc tạo ra, lưu trữ, truyền dẫn thông tin, xử lý, khai thác thông tin. Hiện tại ngành CNTT phân thành rất nhiều chuyên ngành chính: Khoa học máy tính, kỹ thuật máy tính, hệ thống thông tin, mạng máy tính truyền thông, kỹ thuật phần mềm. Trong đó có những ngành mới ra như Seo và tester là một trong số nghề phát triển non trẻ nhưng phát triển rất nhanh
Tại Hội thảo thường niên Toàn cảnh Công nghệ thông tin (CNTT), truyền thông, điện tử Việt Nam 2009 (VIO) Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh: Trong 10 năm tới, ngành CNTT thế giới sẽ có những sự thay đổi rất nhanh chóng. Ngành CNTT nói chung và CNPM chắc chắn là lợi thế của Việt Nam trong tương lai. CNTT rất phù
hợp với tố chất của con người Việt Nam vốn sáng tạo và thông minh. Vì vậy trong thời gian tới Bộ GD-ĐT và Bộ TT-TT sẽ phải phác họa chính xác bức tranh về nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực CNTT, đưa ngành CNTT trở thành ngành phát triển mũi nhọn của đất nước.Về xu hướng phát triển thị trường Công nghệ thông tin và truyền thông, các chuyên gia kinh tế cho rằng: "Công nghệ thông tin và truyền thông thế giới đang có xu hướng đưa việc thuê gia công phần mềm, lắp ráp điện tử và cả nghiên cứu phát triển đến các nước đang phát triển. Việt Nam có cơ hội được các công ty đa quốc gia lựa chọn làm cơ sở thứ hai để dự phòng cho các thị trường ưu tiên hàng đầu như Trung Quốc, Ấn Độ. Việt Nam cũng có cơ hội gia công phần mềm cho các thị trường này". Như vậy, các bạn học sinh theo học ngành CNTT có thể lạc quan về tương lai của mình. Khi ra trường, các bạn học ngành CNTT có thể trở thành những lập trình viên (Java, C/C, Web/NET/Database…), kỹ sư mạng, quản trị mạng, kỹ sư viễn thông, kỹ sư phần mềm… Mà mức lương của những công việc này từ trước đến nay vẫn là niềm mơ ước của các bạn học ngành khác.
Trong 10 năm tới, ngành CNTT sẽ có những thay đổi lớn mạnh
Trong suốt một thập niên qua, mức lương trong ngành công nghệ thông tin (CNTT) liên tục gia tăng và năm nay lại bắt đầu một chu kỳ tăng mới. Mặc dù hiện nay, kinh tế đang khủng hoảng, ngành CNTT cũng vì thế mà bị ảnh hưởng. Nhưng với các bạn sinh viên bây giờ mới bắt đầu chọn hay đang theo học ngành CNTT thì không có gì đáng lo cả. Thậm chí còn rất may mắn vì trong khoảng 4, 5 năm nữa khi các bạn ra trường, chắc chắn ngành CNTT sẽ phát triển còn mạnh mẽ hơn so với trước khủng hoảng và cơ hội cho các bạn sẽ rất lớn. Điều này đã có tiền lệ sau khủng hoảng những năm 2000.
Chuyên ngành phát triển mạnh nhất và có nhu cầu nguồn lực lớn nhất của ngành CNTT Việt Nam từ trước đến nay vẫn là ngành phần mềm để nhắm vào các thị trường nước ngoài. Sau đó mới đến các chuyên ngành Hệ thống thông tin và ứng dụng CNTT sẽ phát triển khi các doanh nghiệp và xã hội của chúng ta thực sự trở thành xã hội điện tử và tự động hóa cao.
Nguồn nhân lực công nghệ thông tin VN liên tục tăng trưởng mạnh mẽ và hiện cũng đang "bùng nổ" về nhu cầu nhân lực ở nhiều hãng CNTT lớn. Vì vậy tất cả chúng ta có thể lạc quan về một tương lai tươi sáng của ngành CNTT ở Việt Nam cũng như tương lai cho các bạn sinh viên đang theo học ngành này. Tuy nhiên, khi thí sinh và phụ huynh chọn ngành CNTT để đăng ký dự thi hay theo học cũng cần cân nhắc kỹ tới khả năng cũng như lòng say mê đối với ngành học này. Bởi mặc dù ngành đang thiếu nhân lực, nhưng phải là nhân lực giỏi. Hãy trang bị cho mình những kiến thức cần thiết cũng như những kĩ năng chuyên dụng, vốn Tiếng Anh tự tin để luôn đứng vững với nghề.
Mọi thắc mắc về ngành CNTT xin gửi về hòm thư khoacongnghethongtin@hdiu.edu.vn,
Mọi thắc mắc về ngành CNTT xin gửi về hòm thư khoacongnghethongtin@hdiu.edu.vn,
0 comments:
Post a Comment