Kênh Tên Miền chuyên cung cấp tên miền đẹp, giá rẻ! Hãy liên hệ kỹ thuật: 0914205579 - Kinh doanh: 0912191357 để được tư vấn, hướng dẫn miễn phí, Cảm ơn quý khách đã ủng hộ trong thời gian qua!
kiem tien, kiem tien online, kiem tien truc tuyen, kiem tien tren mang
Thursday, 5 May 2016

Những năm qua, hoạt động khuyến ngư tỉnh Long An đã thể hiện được vai trò quan trọng trong việc góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất của người nông dân; giúp tăng thu nhập, thoát đói nghèo và làm giàu.
Nhiều thay đổi
Thông qua các hoạt động đào tạo nghề, xây dựng mô hình trình diễn, đưa những tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, hoạt động khuyến ngư của tỉnh đã có những thay đổi rõ rệt.
Ông Nguyễn Thanh Tùng, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Long An cho biết, trong năm 2015, Trung tâm tổ chức 6 lớp đào tạo dạy nghề cho lao động nông thôn. Mở 271 lớp tập huấn, thu hút 6.821 lượt nông dân tham gia; 27 hội thảo đầu bờ và hội thảo chuyên đề với 887 lượt người tham dự; 10 chuyến tham quan thực tiễn các mô hình sản xuất trong và ngoài tỉnh, đưa 272 nông dân đi học hỏi kinh nghiệm. Xây dựng 34 điểm trình diễn, trong đó 4 điểm do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phân bổ. In và phát 30.910 tài liệu kỹ thuật, tổ chức viết 687 tin bài, truyền hình, truyền thanh về các chuyên đề khuyến nông.
Trong những năm qua, nhiều loại thủy sản đã trở thành nguồn thu nhập chính của người dân trên địa bàn tỉnh Long An, như việc phát triển nghề nuôi tôm đất ở huyện Cần Giuộc. Vài năm trở lại đây, địa phương này đã ươm giống thuần dưỡng thành công loại tôm này và đã phục vụ chuyển đổi nuôi thủy sản với hiệu quả kinh tế cao. Do nuôi tôm đất đầu tư ít, kỹ thuật nuôi đơn giản hơn so nuôi tôm thẻ chân trắng hay tôm sú, năng suất cao 400 - 500 kg/ha, thả nuôi 3 vụ trong năm, trừ chi phí lãi gần 100 triệu đồng/ha nên nhiều hộ ở Cần Giuộc đã phát triển nghề này và ngày một mở rộng diện tích.
Bên cạnh đó, nhiều đơn vị khác cũng tham gia tích cực để hoạt động khuyến ngư hiệu quả hơn như Trung tâm Thủy sản Long An triển khai trình diễn mô hình nuôi cá rô đầu vuông thành công tại xã Bình Hòa Trung, huyện Mộc Hóa. Qua thời gian thử nghiệm hiệu quả kinh tế đạt khá cao. Với mật độ 15 con/m2 và trọng lượng giống ban đầu 170 con/kg, sau 36 ngày nuôi, qua kiểm tra cá đạt trọng lượng bình quân 12 con/kg. Hay Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Long An triển khai đề tài nghiên cứu khoa học sản xuất cá rô đồng thương phẩm tại một số địa phương của tỉnh, với mục tiêu là ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá rô đồng trong ao đất, nâng cao năng suất và tăng thu nhập. Qua hơn 2 năm triển khai, đã chủ động sản xuất và ương cá rô giống cung cấp cho mô hình nuôi với chất lượng con giống tốt, đều cỡ, qua đây, thành lập 6 tổ liên kết sản xuất nuôi cá rô đồng, với diện tích 3,4 ha, giúp tổ viên có điều kiện trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, giảm chi phí giá thành trong sản xuất, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong nuôi thủy sản được nhân rộng nhanh hơn…
mô hình thủy sản đạt hiệu quả cao
Mô hình nuôi cá rô đầu vuông mang lại hiệu quả cao - Ảnh: Bảo Yến
Phát huy hiệu quả mô hình
Những năm qua, việc áp dụng và nhân rộng các mô hình thủy sản điểm đã được Trung tâm Khuyến nông Long An chú trọng thực hiện. Đặc biệt, mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng theo phương pháp Nano bạc ở huyện Cần Giuộc, Cần Đước đã mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm cho nông dân. Cùng đó, mô hình nuôi tôm theo hướng VietGAP được nhiều hộ nuôi ở Long An đã áp dụng, tạo sản phẩm thủy sản đảm bảo chất lượng và phát triển theo hướng bền vững.
Là địa phương có diện tích nuôi tôm nước lợ lớn, tới hàng nghìn ha diện tích; những năm trước đây do các hộ dân Long An chủ yếu theo hình thức quảng canh cải tiến và sự hiểu biết cũng như đầu tư thâm canh chưa đúng mức, nên tình hình dịch bệnh thường xuyên xảy ra. Khi nuôi tôm theo mô hình VietGAP, các yếu tố con giống, chất lượng thuốc đều được lựa chọn kỹ càng, nguồn nước, hệ thống thải, vệ sinh ao đầm được làm đúng quy chuẩn chung nên chủ động phòng tránh được bệnh tật. Nhằm giúp người dân nuôi tôm nâng cao trình độ sản xuất, nắm vững các biện pháp phòng chống dịch bệnh và bảo vệ môi trường, vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã hỗ trợ Trung tâm Khuyến nông Long An xây dựng 5 mô hình trình diễn nuôi tôm thẻ chân trắng áp dụng quy trình VietGAP tại huyện Cần Giuộc. Kết quả, nhiều mô hình VietGAP đã cho thu nhập đến 300 triệu đồng/5.000 m²/vụ, tăng hơn 50 triệu đồng so nuôi ngoài mô hình.
Nhờ phát triển nhiều mô hình nuôi tôm đạt hiệu quả kinh tế cao, việc xây dựng các tổ kinh tế hợp tác nuôi tôm cũng đã bước đầu hình thành. Mô hình này không những giúp cho các thành viên trong tổ có sự liên kết mà còn tạo thêm việc làm cho một số lao động nhàn rỗi tại địa phương. Tham gia vào tổ kinh tế hợp tác, các thành viên có sự gắn bó với nhau, thông qua việc hỗ trợ kỹ thuật, con giống, pha trộn thuốc cũng như thức ăn trong quá trình nuôi tôm. Được biết, vụ thu hoạch tôm năm 2015, có những hộ nuôi tôm ở Long An lãi tới 500 triệu đồng/ha.
>> Ông Nguyễn Thanh Tùng, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Long An: Nuôi tôm theo hướng VietGAP là mô hình sản xuất thân thiện với môi trường, ít sử dụng thuốc kháng sinh, chất hóa học, tạo ra sản phẩm sạch có lợi cho sức khỏe con người và cho hiệu quả kép về kinh tế và môi trường. Thời gian tới, đơn vị sẽ tiếp tục triển khai nhân rộng mô hình.
Anh Vũ
(Thủy sản Việt Nam)

0 comments:

Post a Comment

domain, domain name, premium domain name for sales

Popular Posts