GS. Trần Văn Giàu
Ở Nam Bộ những năm trước 1930 có một người đã có công đánh thức cả một thế hệ thanh niên còn mê ngủ. Bản thân tôi những năm trẻ tuổi đi vào con đường cách mạng, tôi được nhiều người dẫn dắt, mà người dẫn dắt trước hết, sâu sắc nhất, quyết định nhất, chính là người đó – anh Nguyễn An Ninh.
Năm tôi 14-15 tuổi (1925-1926) học trung học ở trường Chaseloup Laubat, tôi thường đọc báo “La Cloche Fêlée” (Chuông Rè) và báo “L’Annam” (Nước Nam) là hai tờ báo tiếng Pháp do anh Ninh sáng lập, trong hai báo đó tôi được đọc nhiều bài lấy ở báo “L’ Hummanité” và báo “Le Paria” xuất bản ở Pháp. Báo “Chuông Rè” và báo “Nước Nam” luôn có bài ủng hộ các cuộc bãi công của công nhân Ba Son, bãi khóa của học sinh Chasseloup Laubat và các cuộc biểu tình quần chúng ở Bến Nhà Rồng.
Giáo sư Trần Văn Giàu (1911–2010) là nhà hoạt động cách mạng, nhà khoa học, nhà nghiên cứu lịch sử, triết học và là nhà giáo Việt Nam. GS. là người hoạt động cùng thời với Nguyễn An Ninh, là một nhân chứng cuối cùng được nghe Nguyễn An Ninh diễn thuyết tại cuộc mít tinh ở đường Lanzarotte tháng 3/1926 khi còn 15 tuổi. |
Đặc biệt là ngày 21/3/1926, lần đầu tiên tôi được nghe Nguyễn An Ninh diễn thuyết tại cuộc mít tinh ở đường Lanzarotte trong vườn xoài nhà bà đốc phủ Nguyễn Tấn Tài. Người anh Ninh, tóc chấm vai, mắt sáng như sao, tiếng trong như chuông, lâu nay tôi biết anh bén nhọn trên cột báo, hôm đó lại biết anh hùng hồn ở diễn đàn, không chút sợ Tây tà, đậu cử nhân luật ở Paris về Sài Gòn không làm nghề luật sư nhiều danh lợi mà dùng câu văn, lời nói làm chiêng, làm trống cảnh tỉnh, tập hợp đồng bào. Nội dung diễn thuyết của anh hôm đó hay lắm, nhưng giọng nói và tấm lòng của anh Ninh đã cảm hóa tôi còn hơn nội dung anh nói.
Đã gần 80 năm trôi qua, có lẽ tôi là nhân chứng duy nhất còn lại của cuộc mít tinh nổi tiếng ở đường Lazarotte. Anh Ninh là diễn giả hay nhất, được quần chúng dự mít tinh cổ võ nồng nhiệt nhất. Điều lạ là sau cuộc mít tinh đó cả ban tổ chức và các diễn giả không ai bị tù, chỉ một mình anh Ninh bị kêu án 18 tháng tù. Điều đó chứng tỏ bọn thực dân đã để ý theo dõi anh từ lâu và đây là dịp tốt nhất để chúng lấy cớ bắt anh, người có ảnh hưởng sâu rộng trong quần chúng lúc đó. Ảnh hưởng của anh lớn đến nỗi khi nghe tin anh bị bắt lần đầu tiên, đông đảo đồng bào các giới đều lên tiếng mạnh mẽ đòi thả anh: học sinh bãi khóa, thợ thuyền bãi công, bạn hàng bãi chợ, nông dân các nơi ùn ùn kéo lên chật trước khám lớn Sài Gòn.
Nguyễn An Ninh sau năm lần bị thực dân Pháp bắt giam và kết án tù, cuối cùng đã hy sinh ở địa ngục Côn Đảo vào tuổi 43. Cuộc đời anh quá ngắn ngủi, nhưng anh đã để lại cho hậu thế một tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí bất khuất quật cường với kẻ thù, tình nghĩa gắn bó, gần gũi với dân, lòng nhân hậu bao dung với bạn bè, đồng chí, gia đình. Một thuở, Nguyễn An Ninh là thần tượng của đồng bào lục tỉnh, của học sinh, thanh niên chúng tôi.
Nguyễn An Ninh, biên tập viên báo "Le Paria", người đầu tiên đưa báo "Le Paria" về Việt Nam từ tháng 10/1922; người trẻ nhất trong số năm người của nhóm "Ngũ Long" - những người Việt Nam yêu nước ở Paris. Ảnh do nhiếp ảnh gia Khánh Ký chụp ở Pháp năm 1920.
…
*
Những ngày chập chững vào con đường cách mạng ở tuổi 14 – 15, tâm trí tôi lúc ấy như một tờ giấy trắng mà người đầu tiên viết lên đó những dòng chữ về yêu nước, về lý tưởng, về hoài bão, không ai khác hơn là Nguyễn An Ninh. Tôi nhớ mãi những hình ảnh trong bài diễn thuyết “Lý tưởng thanh niên” mà lúc đó anh Ninh gọi là “Cao vọng của thanh niên An Nam”.
Đám học sinh trung học chúng tôi hồi ấy đi học tại Sài Gòn ở nội trú, chủ nhật ra ngoài đi dạo phố, mặc âu phục ka ki trắng, thắt cà vạt, đi giày da kêu cộp cộp, có người không cận thị cũng mang kính trắng để ra vẻ trí thức. Nguyễn An Ninh trong bài “Cao vọng của thanh niên An Nam” đã có lời phê phán: “Các bạn thử nhìn, thử quan sát đám thanh niên đầy tham vọng đang thả rểu ngoài đường, mặc đồ tây, thắt cà vạt, tướng đi như vịt đực…”
Lời phê bình đó hay lắm, đáng lắm, mà thấm lắm. Tôi còn nhớ trong tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” của Nguyễn Ái Quốc xuất bản ở Paris năm 1925 cũng có một câu phê phán thanh niên thời đó khiến ta nhớ đời: “Hỡi Đông Dương đáng thương! Người sẽ chết nếu đám thanh niên già háp của người không sớm hồi sinh”.
Anh Ninh còn viết: “Tôi nghịch với cái thói ưa làm quan, vì thói ấy nó giết tinh thần dân tộc của ta”. Anh viết: “Tôi có lòng ước mơ rằng Trời sẽ giúp cho tôi có đủ sức và dư thì giờ để viết sách giúp đồng bào hiểu rõ tri thức của phương Đông và phương Tây”. Vì theo anh Ninh, trong lúc đồng bào còn u tối mà người nào không truyền lại cái hiểu biết thì “tội của người ấy nặng bằng giết cả giống nòi mình”.
Vì vậy anh Ninh là người Việt Nam đầu tiên ở Nam Kỳ hô hào thanh niên hãy thoát ra khỏi cái hẹp hòi của Khổng Giáo, thoát khỏi sự ràng buộc của gia đình, đi thật xa để học hỏi và trang bị cho mình một lý tưởng cao cả, không có lý tưởng cao cả thì không làm nên việc lớn. Thanh niên phải biết ước mơ, mà theo anh Ninh, phải là ước mơ siêu nhân, đất nước ta cần có nhiều vĩ nhân để giải thoát giống nòi.
Đám học sinh trung học chúng tôi hồi ấy đi học tại Sài Gòn ở nội trú, chủ nhật ra ngoài đi dạo phố, mặc âu phục ka ki trắng, thắt cà vạt, đi giày da kêu cộp cộp, có người không cận thị cũng mang kính trắng để ra vẻ trí thức. Nguyễn An Ninh trong bài “Cao vọng của thanh niên An Nam” đã có lời phê phán: “Các bạn thử nhìn, thử quan sát đám thanh niên đầy tham vọng đang thả rểu ngoài đường, mặc đồ tây, thắt cà vạt, tướng đi như vịt đực…”
Lời phê bình đó hay lắm, đáng lắm, mà thấm lắm. Tôi còn nhớ trong tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” của Nguyễn Ái Quốc xuất bản ở Paris năm 1925 cũng có một câu phê phán thanh niên thời đó khiến ta nhớ đời: “Hỡi Đông Dương đáng thương! Người sẽ chết nếu đám thanh niên già háp của người không sớm hồi sinh”.
Anh Ninh còn viết: “Tôi nghịch với cái thói ưa làm quan, vì thói ấy nó giết tinh thần dân tộc của ta”. Anh viết: “Tôi có lòng ước mơ rằng Trời sẽ giúp cho tôi có đủ sức và dư thì giờ để viết sách giúp đồng bào hiểu rõ tri thức của phương Đông và phương Tây”. Vì theo anh Ninh, trong lúc đồng bào còn u tối mà người nào không truyền lại cái hiểu biết thì “tội của người ấy nặng bằng giết cả giống nòi mình”.
Vì vậy anh Ninh là người Việt Nam đầu tiên ở Nam Kỳ hô hào thanh niên hãy thoát ra khỏi cái hẹp hòi của Khổng Giáo, thoát khỏi sự ràng buộc của gia đình, đi thật xa để học hỏi và trang bị cho mình một lý tưởng cao cả, không có lý tưởng cao cả thì không làm nên việc lớn. Thanh niên phải biết ước mơ, mà theo anh Ninh, phải là ước mơ siêu nhân, đất nước ta cần có nhiều vĩ nhân để giải thoát giống nòi.
Tháng 10/1922, sau khi viết xong luận án tiến sĩ Luật đại học học Sorbonne Paris, Nguyễn An Ninh về Việt Nam và đã nói với cha : “Con làm luận án tiến sĩ cũng để có trình độ mong tìm ra hướng đi cho dân tộc mình. Con muốn hiệp lực với Nguyễn Ái Quốc, kẻ trong nước, người ngoài nước. Con sẽ làm việc mà Nguyễn Ái Quốc chưa có hoàn cảnh để làm. Con sẽ đánh thức đồng bào còn đang mê ngủ. Sẽ làm cho họ hiểu bổn phận mỗi người trước vận mệnh của đất nước. Sẽ giải thích cho họ biết phải làm gì, và theo ai. Rồi con sẽ tổ chức một lực lượng quần chúng…" - Nhưng con bắt đầu từ đâu? - Con sẽ thử sức bằng một bài diễn thuyết. Điều lo lắng thứ nhứt của con là con còn quá trẻ, tiếng nói của con chưa biết có được đồng bào chấp nhận không? - Nếu chấp nhận? - Nếu chấp nhận thì con sẽ ra một tờ báo, con muốn làm cơn gió thổi bùng ngọn lửa yêu nước có truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc. Trên tờ báo con có thể dẫn giải mọi chuyện. Nếu khéo léo con sẽ nói được những điều mà ngày thường không ai dám nói. Tờ báo sẽ là của đông đảo quần chúng. - Còn lo lắng gì nữa? - Lo lắng thứ hai, bắt đầu từ đối tượng nào? Với người Cộng sản, giai cấp vô sản là động lực cách mạng, phải bắt đầu từ vô sản. Còn con, con muốn bắt đầu từ lực lượng trí thức và thanh niên sinh viên. Họ sẽ là động lực cách mạng, tiếp thu kiến thức, giác ngộ lại cho giai cấp khác như nông dân, công nhân và mọi tầng lớp yêu nước khác… Hai lần diễn thuyết tại Hội Khuyến học Nam Kỳ 1. Tối ngày 25/1/1923, Nguyễn An Ninh xuất hiện trước công chúng tại Hội Khuyến học Nam Kỳ, Sài Gòn với bài diễn thuyết “Chung đúc nền học thức cho dân An Nam”. Bài nói thăm dò dư luận quần chúng, thăm dò sự phản ứng của mật thám nên nội dung dẫn chuyện từ Tàu sang Tây, phải đề cao văn hóa tiến bộ phương Tây, rồi đi đến học để mở mang kiến thức, để biết suy nghĩ lựa chọn, chớ không phải học để làm quan, học như vậy đưa nòi giống đến họa diệt vọng. 2. Tối ngày 15/10/1923, Nguyễn An Ninh nói chuyện lần hai trước hội trường trật ních người của Hội Khuyến học Nam kỳ. Bài nói “Lý tưởng thanh niên An Nam” bằng tiếng Pháp chỉ rõ “văn hóa là tâm hồn của dân tộc”, phải có niềm tự hào về lịch sử dân tộc Việt Nam, sau đó khuyên thanh niên phải sống có hoài bão, ước mơ mà ước mơ cao đẹp nhất là phụng sự đất nước, phải đấu tranh để đạt được ước mơ đó, phải dám ra khỏi nhà, quan sát cuộc sống quanh mình, mở tầm nhìn rộng, đem tài năng đưa dân tộc ta lên ngang hàng với các nước trên thế giới, làm cuộc sống dân ta tươi đẹp hơn. Thính giả cổ vũ bài nói cuồng nhiệt. Trong bài diễn thuyết có đoạn: - Dân tộc nào bị thống trị bởi nền văn hóa ngoại bang thì dân tộc ấy không thể có độc lập thật sự. Văn hóa là tâm hồn của một dân tộc... Một dân tộc có nền văn hóa cao thượng thì mới nắm trong tay những đặc quyền mà những dân tộc với một nền văn hóa thấp kém hơn không thể có được. Như vậy, một dân tộc muốn sống, muốn độc lập, muốn rạng danh trong nhân loại, cần phải có một nền văn hóa của riêng mình. - Học thức và lý tưởng phụng sự dân tộc là hai điều kiện tiên quyết để có tư tưởng dân chủ, không thể thiếu điều kiện nào. Có học thức mà không có lý tưởng phụng sự dân tộc chỉ trở thành một trí thức "sĩ hoạn" mà thôi. Trái lại, có lý tưởng phụng sự dân tộc mà không có học thức thì dễ phạm sai lầm cực đoan, có thể làm tổn hại cho dân tộc! - Hãy tôn sùng những ai đã dùng tài năng hay thiên phú của mình mà nâng vị trí của dân tộc ta trên thế giới, và những ai đã đóng góp vào việc cải thiện điều kiện sống cho dân tộc chúng ta. |
Bài diễn thuyết năm 1923 “Cao vọng của thanh niên An Nam” của Nguyễn An Ninh đã mở ra hướng cho thanh niên thời đó, trở thành một trào lưu mạnh mẽ lan tràn hết sức mau khắp Nam Bộ giữa những năm 20 của thế kỷ vừa qua.
Nguyễn An Ninh năm 1923 sau buổi diễn thuyết về "Lý tưởng của thanh niên An Nam". Ảnh do nhiếp ảnh gia Khánh Ký chụp, được đồng bào Nam Kỳ thuở đó treo trong nhà và tôn vinh ông như thần tượng.
…
Đối với Khổng giáo, có lẽ Nguyễn An Ninh là nhà Tây học đầu tiên đã đấm Khổng giáo mấy quả đấm kinh hồn. Ninh không đứng về thuần lý mà phê phán như nhiều người khác, mà đứng về nhu cầu trang bị cho thanh niên một lý tưởng, nhu cầu phủ định các trật tự ngày nay nhằm mục tiêu giải phóng đất nước. Chỗ đứng ấy rất mạnh.
Vẫn trong bài diễn thuyết “Cao vọng của thanh niên An Nam”, Nguyễn An Ninh đã có câu nói nổi tiếng, càng nổi tiếng vì nó được thốt ra từ suy nghĩ của một chàng trai 23 tuổi: “Dân tộc nào bị thống trị bởi nền văn hóa ngoại bang thì dân tộc ấy không thể có độc lập thật sự. Văn hóa là tâm hồn của một dân tộc… Một dân tộc có một nền văn hóa cao thượng thì mới nắm trong tay những đặc quyền mà những dân tộc với một nền văn hóa thấp kém hơn không thể có được. Như vậy một dân tộc muốn sống, muốn độc lập, muốn rạng danh trong nhân loại, cần phải có một nền văn hóa của riêng mình”.
Nguyễn An Ninh cho rằng cái văn hóa mà Trung Quốc và Khổng Giáo đem lại cho chúng ta, xét kỹ là kém cỏi lắm. Lớp người được đào tạo bằng kinh truyện sách với Trung Quốc lớp người được gọi là “thượng lưu” chứ thật sự không phải thượng lưu. Lâu nay họ “bị bắt buộc phải bám víu vào tư tưởng Khổng giáo giống như người bị chìm bấu víu vào mảnh ván lềnh bềnh”. Thời nay văn hóa Tây Phương phát triển, lan khắp thế giới, ta đây ở Việt Nam không thể không tiếp thu, tiếp thu nó có lợi cho ta. Nhưng mà tư tưởng Không Giáo làm cho ta khó thu nhận văn hóa Tây Phương, khó tiến bộ, khó tổng hợp hai nền văn hóa Tây – Đông để mà tạo cho mình một nền văn hóa độc lập cao thượng. Không phải Nguyễn An Ninh cho rằng tư tưởng Khổng Giáo chẳng có giá trị gì, anh nhận xét rằng Khổng Tử vẫn là một nhà tư tưởng, một nhà đạo đức lớn của thế giới. Anh viết: “Tư tưởng Khổng giáo nếu được hiểu đúng thì có thể nâng đỡ con người lên một quan niệm quảng đại và nhân từ về đời sống. Mấu chốt của học thuyết Khổng Tử là ở nơi chính bản thân mỗi người tu dưỡng lấy mình”.
Nguyễn An Ninh là một nhà báo nổi tiếng, đồng thời là nhà lý luận, và cả là nhà thực hành. Trong đấu tranh chính trị, anh Ninh là một chính khách, một nhà chính trị hoạt động, một con người của quần chúng, anh có nhiều sáng kiến theo sát đường lối của Đảng, sát chủ nghĩa Mác-Lênin.
Đối với Khổng giáo, có lẽ Nguyễn An Ninh là nhà Tây học đầu tiên đã đấm Khổng giáo mấy quả đấm kinh hồn. Ninh không đứng về thuần lý mà phê phán như nhiều người khác, mà đứng về nhu cầu trang bị cho thanh niên một lý tưởng, nhu cầu phủ định các trật tự ngày nay nhằm mục tiêu giải phóng đất nước. Chỗ đứng ấy rất mạnh.
Vẫn trong bài diễn thuyết “Cao vọng của thanh niên An Nam”, Nguyễn An Ninh đã có câu nói nổi tiếng, càng nổi tiếng vì nó được thốt ra từ suy nghĩ của một chàng trai 23 tuổi: “Dân tộc nào bị thống trị bởi nền văn hóa ngoại bang thì dân tộc ấy không thể có độc lập thật sự. Văn hóa là tâm hồn của một dân tộc… Một dân tộc có một nền văn hóa cao thượng thì mới nắm trong tay những đặc quyền mà những dân tộc với một nền văn hóa thấp kém hơn không thể có được. Như vậy một dân tộc muốn sống, muốn độc lập, muốn rạng danh trong nhân loại, cần phải có một nền văn hóa của riêng mình”.
Nguyễn An Ninh cho rằng cái văn hóa mà Trung Quốc và Khổng Giáo đem lại cho chúng ta, xét kỹ là kém cỏi lắm. Lớp người được đào tạo bằng kinh truyện sách với Trung Quốc lớp người được gọi là “thượng lưu” chứ thật sự không phải thượng lưu. Lâu nay họ “bị bắt buộc phải bám víu vào tư tưởng Khổng giáo giống như người bị chìm bấu víu vào mảnh ván lềnh bềnh”. Thời nay văn hóa Tây Phương phát triển, lan khắp thế giới, ta đây ở Việt Nam không thể không tiếp thu, tiếp thu nó có lợi cho ta. Nhưng mà tư tưởng Không Giáo làm cho ta khó thu nhận văn hóa Tây Phương, khó tiến bộ, khó tổng hợp hai nền văn hóa Tây – Đông để mà tạo cho mình một nền văn hóa độc lập cao thượng. Không phải Nguyễn An Ninh cho rằng tư tưởng Khổng Giáo chẳng có giá trị gì, anh nhận xét rằng Khổng Tử vẫn là một nhà tư tưởng, một nhà đạo đức lớn của thế giới. Anh viết: “Tư tưởng Khổng giáo nếu được hiểu đúng thì có thể nâng đỡ con người lên một quan niệm quảng đại và nhân từ về đời sống. Mấu chốt của học thuyết Khổng Tử là ở nơi chính bản thân mỗi người tu dưỡng lấy mình”.
Nguyễn An Ninh là một nhà báo nổi tiếng, đồng thời là nhà lý luận, và cả là nhà thực hành. Trong đấu tranh chính trị, anh Ninh là một chính khách, một nhà chính trị hoạt động, một con người của quần chúng, anh có nhiều sáng kiến theo sát đường lối của Đảng, sát chủ nghĩa Mác-Lênin.
Năm 1936, khi Mặt trận Bình dân thắng cử ở Pháp thì anh Ninh là người có sáng kiến tổ chức Đông Dương Đại hội, sáng kiến đó đã được Đảng chấp nhận và từ đó phong trào dân tộc dân chủ đã lên cao trào trước nay chưa từng thấy. Sau khi Đông Dương Đại hội bị thực dân Pháp cấm thì phe Trốtxkít trở mặt. Bây giờ đọc lại cuộc bút chiến sôi nổi kéo dài giữa Nguyễn An Ninh và Tạ Thu Thâu (thủ lĩnh Trốtxkít) trên báo La Lutte (Tranh đấu) năm 1937, càng thấy Ninh sâu sắc, vững vàng như thế nào khi anh khẳng định đường lối Mặt trận dân tộc dân chủ của Đảng, bác bỏ chủ trương quá khích “mặt trận vô sản” của Tạ Thu Thâu.
*
* *
Tôi quen anh Ninh năm 1933, lúc tôi ở Nga mới về phụ trách Xứ ủy Nam Kỳ. Sang năm 1935 tôi có nhiều dịp làm việc với anh Hà Huy Tập và anh Ninh tại ngôi nhà anh Ninh có khu vườn xoài rộng mênh mông ở Trung Chánh – Hóc Môn. Nhân đây tôi muốn góp phần làm sáng tỏ một vài vấn đề liên quan đến anh Ninh mà cho đến nay vẫn còn một số hiểu biết thiếu chính xác.
Về vấn đề “Đảng Thanh niên Cao vọng”: Theo tôi, từ trước tới nay chưa có một tài liệu nào được công bố của Đảng Thanh niên Cao vọng. Còn tổ chức “Thanh niên Cao Vọng” mà nhiều người thời đó quen gọi là “Hội kín Nguyễn An Ninh” là do Nguyễn An Ninh và Mai Văn Ngọc sáng lập, thật sự chính là một tổ chức quần chúng yêu nước do Ninh tập hợp theo từng cụm địa phương, không có hệ thống tổ chức huyện, tỉnh, trung ương, không có lãnh tụ. Anh Ninh giải thích: lực lượng quần chúng này vẫn sống tại gia đình, khi nào anh Ninh cần huy động thì số quần chúng này tham gia. Lực lượng này đã ra mắt lần đầu tiên vào năm 1927 trong buổi lễ cúng giáp năm ngày mất của cụ Phan Châu Trinh tại nghĩa địa Tân Sân Nhất vào ngày 14-3-1927. Lực lượng quần chúng này còn được anh Ninh huy động vào những năm 1933, 1935, 1936 khi anh Ninh tổ chức mít tinh vận động bầu cử Hội đồng thành phố và trong phong trào Đông Dương Đại hội.Về hai bức thư của anh Ninh mà bọn “Lập hiến” cho công bố trên báo chí của chúng: Năm 1926 vụ anh Ninh bị bắt lần đầu tiên đã gây chấn động cả Nam Kỳ, phong trào quần chúng đòi thả Nguyễn An Ninh nổ ra rầm rộ. “Đảng Thanh niên An Nam” (Jeune Annam) của Trần Huy Liệu dự định tổ chức tổng bãi công nếu nhà cầm quyền không thả Nguyễn An Ninh, còn bọn thực dân thì chuẩn bị đàn áp nếu xảy ra tổng bãi công. Anh Ninh rất lo lắng cho phong trào vừa mới được nhen nhúm từ khi anh đón cụ Phan ở Pháp về. Khi an hem vào thăm anh đều nhắn nhủ bên ngoài không được vì Nguyễn An Ninh mà manh động. Trong Khám Lớn Sài Gòn, anh nghĩ cách viết thư cho Thống đốc Nam Kỳ và Tổng Biện lý để xin hưởng án treo. Trong nội dung hai bức thư “giả dại để qua ải”, anh hứa sẽ về quê tiếp tục sống ẩn dật như ba tháng trước đó anh đã làm. Theo chị Ninh kể lại, thật ra thì trong 3 tháng trước khi bị bắt giam, anh không có mặt ở Sài gòn: ngày thì anh đi vận động quần chúng cho tổ chức Thanh niên Cao vọng, ban đêm anh thức để viết báo và nghĩ cách đăng Tuyên ngôn Cộng sản của Mác – Ăngghen trên báo Chuông Rè. Anh tính viết thư như vậy cho bọn cầm quyền để nó thả ra, để nó không đàn áp phong trào.
Nhưng anh đã tính sai nước cờ, điều mà anh Ninh không ngờ là bọn thực dân đã lợi dụng hai bức thư của anh để đánh gục anh. Chúng giật dây cho bọn “Lập hiến” công bố hai bức thư kèm theo lời bình rằng Nguyễn An Ninh đã đầu hàng và từ bỏ cách mạng. Trong hồi ký của Trần Huy Liệu cũng có rút ra bài học thất bại cho “Đảng Jeune Annam” – và tôi nghĩ đó cũng là bài học cho cả anh Ninh.
Đọc những lời bình xuyên tạc của bọn “Lập hiến”, lúc đó bản thân tôi vẫn tin tưởng ở anh Ninh nhất định không đầu hàng. Nếu anh Ninh có lúc nào đó xuống tinh thần thì theo tôi không phải là lúc viết hai bức thư ấy. Vì sự thật là sau khi ra tù, anh vẫn tiếp tục hoạt động, mà còn hoạt động hăng nữa là khác, anh không có một ngày nghỉ ngơi. Bốn lần vào tù tiếp theo đã chứng minh điều đó.
Có chăng anh thối chí là vào năm 1937, sau đợt bút chiến nảy lửa với Tạ Thu Thâu, chị Ninh kể lại là anh đã rủ chị cùng anh sang sống ở Thụy Sĩ để anh viết sách, nhưng chị không nghe.
Điều tôi muốn nói sau cùng là nhân cách Nguyễn An Ninh. Anh là một nhà Tây học, một trí thức lớn, một học giả uyên thâm, đã đi nhiều nước, giao du với nhiều nhân vật nổi tiếng thế giới. Anh thừa sức có một cuộc sống nhung lụa nếu anh muốn, nhưng anh đã không màng miếng đỉnh chung. Từ Paris trở về, anh đã gắn liền cuộc đời mình với vận mạng của dân tộc, vì vậy mà mọi tầng lớp nhân dân yêu kính anh. Con người giàu nhiệt huyết và năng động đó cũng rất lãng mạn, nhiều suy tư, thích làm thơ, sống lạc quan dù nhiều lần phải vào tù ra khám, lắm khi phải lặn lội nắng mưa ngủ đình ngủ chợ, tự bán báo, bán dầu cù là để đi vào quần chúng. Hơn hai mươi năm anh hiến dâng đời mình cho Tổ quốc thì quá nửa sống trong lao tù thực dân. Con người đó dữ dội với bọn thống trị Tây tà, khiến chúng mất ăn mất ngủ, đấu tranh hết sức kiên cường dám tuyệt thực dài ngày đến cận kề cái chết. Anh đã kiên quyết từ chối, không khoan nhượng đầu hàng khi bọn phát xít Nhật cho người ra Côn Đảo thuyết phục, nếu anh chịu hợp tác lập chính phủ thân Nhật thì chúng sẽ đưa anh về đất liền chữa trị, trong lúc bệnh tình của anh đã bước sang giai đoạn trầm trọng.
Điều tôi muốn nói ở đây là nhân cách của anh trong quan hệ với bạn bè đồng chí, với gia đình vợ con, anh kiêm nhường, hiền từ và nhân hậu. Anh san sẻ bát cơm manh áo, dốc cạn đồng xu cuối cùng cho người khổ hơn anh. Anh nhường từng lon nước, chỗ nằm cho bạn tù. Anh đem cả tình thương, tri thức dìu dắt cho những ai còn lầm lỡ, bất hạnh, kém may mắn hơn anh. Ai đã gặp anh một lần đều yêu kính anh, một nhân cách lớn lắm, một tấm gương sáng ngời cho thời đại này. Anh là một con người không có cá nhân chủ nghĩa, không có toan tính cho mình, lúc nào cũng sẵn sàng hy sinh cái riêng vì nước vì dân, vì anh em bè bạn, vì gia đình vợ con. Tự thân cuộc đời anh đã đẹp, không cần chúng ta phải tô điểm gì thêm. Một con người như vậy không dễ có đâu, bình dị nhưng vĩ đại lắm…
Điều tôi muốn nói sau cùng là nhân cách Nguyễn An Ninh. Anh là một nhà Tây học, một trí thức lớn, một học giả uyên thâm, đã đi nhiều nước, giao du với nhiều nhân vật nổi tiếng thế giới. Anh thừa sức có một cuộc sống nhung lụa nếu anh muốn, nhưng anh đã không màng miếng đỉnh chung. Từ Paris trở về, anh đã gắn liền cuộc đời mình với vận mạng của dân tộc, vì vậy mà mọi tầng lớp nhân dân yêu kính anh. Con người giàu nhiệt huyết và năng động đó cũng rất lãng mạn, nhiều suy tư, thích làm thơ, sống lạc quan dù nhiều lần phải vào tù ra khám, lắm khi phải lặn lội nắng mưa ngủ đình ngủ chợ, tự bán báo, bán dầu cù là để đi vào quần chúng. Hơn hai mươi năm anh hiến dâng đời mình cho Tổ quốc thì quá nửa sống trong lao tù thực dân. Con người đó dữ dội với bọn thống trị Tây tà, khiến chúng mất ăn mất ngủ, đấu tranh hết sức kiên cường dám tuyệt thực dài ngày đến cận kề cái chết. Anh đã kiên quyết từ chối, không khoan nhượng đầu hàng khi bọn phát xít Nhật cho người ra Côn Đảo thuyết phục, nếu anh chịu hợp tác lập chính phủ thân Nhật thì chúng sẽ đưa anh về đất liền chữa trị, trong lúc bệnh tình của anh đã bước sang giai đoạn trầm trọng.
Điều tôi muốn nói ở đây là nhân cách của anh trong quan hệ với bạn bè đồng chí, với gia đình vợ con, anh kiêm nhường, hiền từ và nhân hậu. Anh san sẻ bát cơm manh áo, dốc cạn đồng xu cuối cùng cho người khổ hơn anh. Anh nhường từng lon nước, chỗ nằm cho bạn tù. Anh đem cả tình thương, tri thức dìu dắt cho những ai còn lầm lỡ, bất hạnh, kém may mắn hơn anh. Ai đã gặp anh một lần đều yêu kính anh, một nhân cách lớn lắm, một tấm gương sáng ngời cho thời đại này. Anh là một con người không có cá nhân chủ nghĩa, không có toan tính cho mình, lúc nào cũng sẵn sàng hy sinh cái riêng vì nước vì dân, vì anh em bè bạn, vì gia đình vợ con. Tự thân cuộc đời anh đã đẹp, không cần chúng ta phải tô điểm gì thêm. Một con người như vậy không dễ có đâu, bình dị nhưng vĩ đại lắm…
Ngày 15 tháng 9 năm 2007
Trần Văn Giàu
Trần Văn Giàu
Tôi có cơ hội gặp và sống với Nguyễn An Ninh trong nhiều tháng ở Khám Lớn Sài Gòn trong những năm 1929-1930. Từ đó tôi biết rõ Nguyễn An ninh và tôi khẳng định rằng Nguyễn An Ninh là một nàh yêu nước, một chiến sĩ cách mạng kiên cường, kiên quyết đấu tranh vì Tổ quốc và dân tộc, cho đến hơi thở cuối cùng. Nguyễn An Ninh có tầm vóc một nhà lãnh đạo một cuộc cách mạng, cho nên chúng ta phải ghi nhớ những cống hiến quan trọng của một nhân vật có tầm vóc lịch sử. Còn về những kỷ niệm trong lúc còn sống với nhau nhiều tháng ở trong tù, thì tôi phải nói rằng Nguyễn An Ninh là một chiến sĩ cách mạng giàu lòng yêu nước và ý chí đấu tranh. Chúng tôi đã trải qua nhiều thời gian để thảo luận và tranh luận rất là gay gắt về những vấn đề cực kỳ quan trọng, những quan điểm về học thuyết Mác – Lênin về đấu tranh cách mạng ở nước ta, về tổ chức cách mạng và về vai trò của quần chúng nhân dân. Chúng tôi tất nhiên có những ý kiến khác nhau nhưng càng thảo luận thì càng đi đến nhất trí, càng hiểu biết nhau, càng có tình cảm và lòng kính trọng lẫn nhau. Đồng thời tôi phải nói thêm rằng, ở tù cũng với chúng tôi tất nhiên có những người đồng chí, những người phụ tá trong tổ chức của Nguyễn An Ninh, thì ở đây tôi thấy rõ cái quan hệ của Nguyễn An Ninh với những người phụ tá là những người bạn chiến đấu của mình. Thái độ đó là những tình cảm, sự ưu ái rất là thân tình và trung thực. Và vì vậy cho nên những người bạn chiến đấu của Nguyễn An Ninh đối với họ Nguyễn là một lòng yêu mến và khâm phục. Còn một điều vừa quan trọng vừa thú vị tôi nói ở đây rằng đúng là trên báo chí của nước ta trong các thời chủ nghĩa thực dân Pháp, không khi nào có một tờ báo dám gọi Toàn quyền Đông Dương là “thằng” như Nguyễn An Ninh đã làm trên tờ báo tiếng Pháp của mình, gọi Pasquier tên toàn quyền Đông Dương lúc bấy giờ là “thằng Pasquier”. 30-7-1993 Phạm Văn Đồng |
*) Tiêu đề bài và các chú thích do chungta.com đặt
0 comments:
Post a Comment