Kênh Tên Miền chuyên cung cấp tên miền đẹp, giá rẻ! Hãy liên hệ kỹ thuật: 0914205579 - Kinh doanh: 0912191357 để được tư vấn, hướng dẫn miễn phí, Cảm ơn quý khách đã ủng hộ trong thời gian qua!
kiem tien, kiem tien online, kiem tien truc tuyen, kiem tien tren mang
Sunday 28 July 2013

Mình may mắn vì đã đỗ đại học ngay năm thi đầu với điểm số cũng không tệ (25 điểm so với điểm chuẩn 22,5 của ĐH BK HN), nhưng cũng khá nhiều lần tự đặt ra câu hỏi, rằng “Nếu lần ấy mình trượt đại học thì sao nhỉ”. Bởi vì, hôm thi Vật lý, mình bị đau bụng rất nặng sau khi ăn phở ở một quán cóc vỉa hè nào đó…

“Thật khủng khiếp”, ấy là cái cảm giác của mình khi làm bài thi. Răng nghiến chặt, tay trái ôm bụng, tay phải viết bài, thi thoảng phải dừng lại để lau mồ hôi túa ra trên mặt. Nhưng mình đã vượt qua được buổi thi hôm đó vì mình hiểu rằng, trượt Đại học thì còn kinh khủng hơn rất nhiều, vì“cơn đau” không chỉ kéo dài cả năm, mà nó còn có thể làm cùn mòn niềm tin vào bản thân của mình, cũng như có thể xô đẩy mình theo một hướng mà mình không muốn…

Hôm nay, đã hơn 10 năm kể từ cái ngày ấy, một khoảng thời gian đủ dài để mình trải nghiệm cuộc sống và chứng kiến những bước thăng trầm của bản thân hay của những người bạn cùng thời, mình muốn viết ra vài dòng để chia sẻ với các bạn, những người trẻ đang đứng trước ranh giới đỗ - trượt, trước những ngưỡng cửa tưởng như rất khác nhau của cuộc đời.


1. Ý thức đúng về sự thất bại.

Trượt đại học là một thất bại! Đúng vậy, mục đích của việc thi Đại học tất nhiên là để đỗ đại học. Và khi không đạt được mục đích thì đó là sự thất bại. Nhưng các bạn lưu ý cho, thất bại của một kỳ thi không hẳn đã là thất bại của 12 năm phổ thông, và càng không phải là một thất bại của cuộc sống.Tương lai vẫn còn nguyên ở phía trước, mới mẻ và rất công bằng.
Mình đã chứng kiến một người anh hơn mình 2 tuổi. Anh đó học khá giỏi, nhưng cứ đến kỳ thi đại học là lại bị sốt rất cao, phải bỏ thi.Liên tục trong 3 năm liền như thế, và sau đó anh ta không thi đại học nữa, ở nhà mở xưởng lắp ráp đồ dân dụng và trở thành chủ của một doanh nghiệp nhỏ. Sau này, anh có nói với mình rằng việc bị sốt cao là do anh bị áp lực tâm lý quá lớn từ gia đình. Có nghĩa là, kết quả thi đại học đôi khi bị chi phối bởi những lýdo rất ngớ ngẩn.
Bởi thế, việc ý thức đúng về sự thất bại và xác định sự thất bại đó nằm ở đâu là một việc quan trọng để chúng ta biết cách khắc phục những hạn chế của mình. Thất bại trong một kỳ thi chúng ta có thể làm lại được, nhưng thất bại trong việc nhìn nhận đúng bản thân thì chúng ta sẽ thất bại mãi mãi.

2. Ý thức đúng về trách nhiệm.

Với hàng triệu thí sinh thi đại học mỗi năm mà chỉ chọn ra có mấy trăm ngàn người, thì việc thi trượt cũng là điều dễ hiểu. Nhưng thi trượt vì không giỏi bằng người khác thì có thể chấp nhận được, còn thi trượt vì không đạt được điểm trung bình của mỗi môn thi thì chúng ta nên tự trách mình.
Với đa số chúng ta, công việc chính trong suốt 12 năm phổ thông là học, học và học. Cho dù có phải làm thêm một số công việc nhà khác,thì chúng ta vẫn dư thừa thời gian để có thể học tốt các môn ở nhà trường và hoàn thành tốt bài thi đại học. Việc không đạt được 15 điểm cho 3 môn thi chỉ có thể được hiểu là chúng ta đã thiếu nghiêm túc, thiếu trách nhiệm đối với việc học tập của mình, đối với gia đình mình, và sau này là đối với chính cuộc đời của mình.
Chúng ta cần hiểu rõ ràng rằng, việc học là một phần không thể thiếu của cuộc sống. Và khi chúng ta không nghiêm túc với việc học,thì tức là chúng ta cũng không nghiêm túc với cuộc đời mình. Sau này, dù chúng ta học tập hay làm việc ở bất cứ đâu, nếu tình trạng thiếu trách nhiệm này còn tiếp diễn, thì chắc chắn ta sẽ sống một cuộc sống thất bại.

3. Ý thức đúng về năng lực.

Có một câu nói của nhà giáo dục, Nhà Khai sáng Nhật Bản –Fukuzawa Yukichi cho đến nay vẫn được nhiều người truyền tụng: “Trời không sinh ra người đứng trên người, tất cả là do sự học”. Câu nói trên, về cơ bản làđ úng.
Chúng ta vẫn tin rằng có những người mới sinh ra đã thông minh, có những người mới sinh ra đã ngốc nghếch. Nhưng điều đó không hoàn toàn đúng. Khoa học đã chứng minh rằng chính cách mà đứa trẻ nhận thức, cách mà gia đình tác động lên đứa trẻ trong giai đoạn đầu đời đã ảnh hưởng lớn đến việc đứa trẻ có thông minh hay không. Và tương tự như thế, chính cách thức mà chúng ta học,chúng ta được dạy học đã quyết định chúng ta có thích học không, có học giỏi hay không, học giỏi những môn gì…
Bởi thế, nếu bạn thiếu tự tin về khả năng tư duy, khả năng học tập, hay về ý thức học tập của mình, thì hãy xem xét lại cách thức mà bạn đã học và đã được học. Hãy tham khảo phương pháp của những người bạn giỏi hơn mình, hay của những nhà giáo, nhà nghiên cứu giáo dục có tâm huyết, bạn sẽ nhanh chóng cải thiện được ý chí và năng lực học tập. Những biến chuyển thần kỳ sẽ đến với bạn trong tương lai.
Học tập là công việc cả đời. Việc cải thiện năng lực học tập không bao giờ là muộn.

4. Ý thức đúng về việc học.

“Học tập là công việc quan trọng”, nhận định này nhất quyết không thể sai. Không có con người nào không học tập mà trưởng thành được. Không có con người nào ngừng học tập mà phát triển, mà tiến bộ được. Cho dù con người có thể học theo nhiều cách khác nhau, hay học những nội dung khác nhau, học trong những môi trường khác nhau, nhưng ý nghĩa của việc học là không thể phủ nhận. Chúng ta luôn phải học để nâng cao năng lực nhận thức, năng lực làm việc,và năng lực tận hưởng cuộc sống của chính mình.
Có thể chúng ta đã được nghe nhiều về những tấm gương bỏ học mà thành công, từ những doanh nhân nho nhỏ ở VN cho đến những tỷ phú lớn trên thế giới. Đúng là như thế thật, nhưng sẽ là mọt sự nhầm lẫn nếu như chúng ta đồng nhất giữa việc “bỏ học ở nhà trường” với việc “bỏ học ở cuộc sống”. Những tỷ phú hay những con người thành công kia, họ bỏ học để theo đuổi ước mơ, theo đuổi ý tưởng của mình là bởi vì họ học được nhiều hơn, học được những thứ quan trọng hơn, hiệu quả hơn đối với họ trong quá trình họ theo đuổi ước mơ, theo đuổi ý tưởng đó.
Abert Einsten cũng là một người không suôn sẻ trong việc học, và ông đã có một phát biểu nổi tiếng được nhiều người tâm đắc “Đừng để nhà trường ảnh hưởng đến việc học tập của các bạn”. Trường Đại học đã từ chối bạn,và có thể sẽ tiếp tục từ chối bạn, nhưng trường đời vẫn đón nhận bạn. Hãy tin rằng việc học tập ở trường đời mà không qua trường đại học là một hành động dũng cảm,một bước đi tắt đón đầu, nhiều rủi ro nhưng cũng đầy cơ hội ở trong đó.

5. Ý thức đúng về sự trưởng thành.

Mình có 2 người em, một cô gái sinh năm 93 và một cô gái sinh năm 94. Họ khá may mắn trong việc học hành khi một người đỗ ĐH Ngoại giao,một người đỗ ĐH Kinh tế. Nhưng rồi họ đã quyết định dừng lại sau khi học hết năm thứ nhất.
Một số người sẽ nói họ dũng cảm, một số người sẽ nói họ liều lĩnh. Một số người nói họ đúng đắn, một số người nói họ sai lầm. Mình xin không đưa ra quan điểm ở đây, vì mình cho rằng việc đúng hay sai, việc liều lĩnh hay dũng cảm chỉ có thể nhìn vào nội tâm của họ, chỉ có thể chứng kiến sự trưởng thành của họ thì mới đánh giá được.
Sự trưởng thành, nó không đến một cách tự nhiên khi chúng ta đủ 24 tuổi, khi chúng ta có tấm bằng đại học, hay khi chúng ta tìm được một việc làm. Sự trưởng thành phải là một quá trình lâu dài tích lũy những kiến thức,những trải nghiệm, những năng lực… cần thiết cho bản thân. Nhưng đằng sau tất cả những giá trị ấy, đó là ý thức tự quyết và tự chịu trách nhiệm. Không dám làm điều ấy, mãi mãi chúng ta không là người trưởng thành.
Nhà triết học Đức thế kỷ 18, Immanue Kant đã đưa ra một quan điểm thú vị về sự trưởng thành: “Khai sáng là sự thoát ly của con người ra khỏi tình trạng vị thành niên do chính con người gây ra. Tình trạng vị thành niên này không phải là do sự thiếu hụt khả năng tư duy, khả năng sử dụng bộ não của con người. Mà tình trạng vị thành niên đó là do sự thiếu dũng cảm, thiếu quyết đoán trong việc sử dụng lí trí của mình một cách độc lập”.
Trượt đại học đặt các bạn đứng trước một lựa chọn khó khăn, giữa việc ôn thi tiếp vào trường mình muốn, việc chọn tạm một nơi nào đó để gửi gắm quãng đời sinh viên, hay trực tiếp tham gia vào một công việc cụ thể nào đó trong cuộc sống… Nhưng dù thế nào, các bạn cũng hãy tự mình quyết định. “Con đường nào cũng dẫn đến thành Rome”, sẽ có những con đường dài và những con đường ngắn, những con đường bằng phẳng và những con đường gập ghềnh, nhưng nếu bạn không đi thì sẽ không bao giờ đến, và nếu bạn không dám lựa chọn mà để ai chọn giúp thì bạn sẽ mắc lại đâu đó giữa vô số ngã rẽ sắp tới trong cuộc đời.
Vì mục đích của chúng ta là trưởng thành. Hãy trưởng thành các bạn nhé!

Thế Công

0 comments:

Post a Comment

domain, domain name, premium domain name for sales

Popular Posts