Trương Minh Quốc Thái vừa giành giải Nam diễn viên chính xuất sắc nhất tại LHP VN 18 cho vai chiến sĩ Nghĩa trong phim Những người viết huyền thoại. Đây là kỳ LHP thứ 2 liên tiếp nam diễn viên đến từ TP.HCM này có phim tranh giải. Cả Tâm hồn mẹ lẫn Những người viết huyền thoại đều được quay tại phía Bắc và cả hai đều có cảnh nude.
7 triệu đồng cho “Nam diễn viên xuất sắc nhất”
- Nghe nói giải Bông Sen vàng cho “Những người viết huyền thoại” có 20 triệu đồng còn giải thưởng cho “Nam diễn viên chính xuất sắc” chỉ được 7 triệu đồng. Không biết thông tin đó có chính xác không?
- Đúng là giải thưởng chỉ có 7 triệu đồng. Với tôi, giải thưởng quan trọng hơn còn chuyện tiền nong vì tôi không có nghĩ tới, bao nhiêu cũng được. Sau khi nhận giải, tôi cũng không biết có bì thư để phía sau tờ giấy khen. Đến khi ăn tiệc mọi người gọi nhau ra sảnh lĩnh tiền tôi mới biết.
- Anh có nghĩ số tiền thưởng đó cân xứng với giải “Nam diễn viên chính” cũng như công sức anh đã bỏ ra vì vai diễn?
- Tôi nhận giải này giống như một sự công nhận của giới chuyên môn cho nghề nghiệp, vậy là vui rồi. Tiền bao nhiêu cũng được vì từ xưa đến giờ ở nước mình đâu có ai kiếm tiền bằng giải thưởng. Do vậy, tôi cũng không có vấn đề gì phải lo lắng hay phiền muộn.
- Đoàn làm phim “Những người viết huyền thoại” vừa có cuộc gặp mặt ăn mừng còn anh đã có thời gian tiêu số tiền thưởng đó chưa?
- Lúc nhận xong giải thưởng, 1h sáng chúng tôi ra xe đến thẳng sân bay, khi đó là 4h30 sáng. Leo lên máy bay về đến Sài Gòn là 8h, chạy taxi về nhà lúc 9h và có mặt ở trường quay lúc 10h. Do thời gian tổ chức LHP bị chậm lại nên cũng may đoàn làm phim thông cảm cho phép tôi đến trường quay muộn hơn. Từ hôm đó tới giờ, tôi liên tục bận làm phim nên cũng chưa có thời gian gặp gỡ bạn bè để khao (cười).
Nổi tiếng chỉ mang lại sự phiền phức
- Với nhiều nước, khi một diễn viên đoạt giải cao nhất về diễn xuất như anh, điều đó thậm chí thay đổi cả sự nghiệp và vị trí của họ. Còn với anh thì sao? Giải thưởng này có khiến anh chọn vai diễn khắt khe hơn, hay có thể nhận cát-xê cao hơn chẳng hạn?
- Bông Sen Vàng là giải thưởng về chuyên môn lớn nhất về điện ảnh ở Việt Nam. Do vậy, diễn viên được gọi là diễn viên điện ảnh thì phải đóng phim nhựa còn không sẽ mãi mãi là diễn viên truyền hình. Một khi đóng phim nhựa xong, ai cũng mong muốn mình sẽ được giới chuyên môn nhìn nhận bằng những giải thưởng. Tôi đến với nghề bằng sự đam mê, nếu khán giả thích nhân vật của mình và lại được giám khảo là các nhà chuyên môn nhìn nhận và đánh giá cao, đó thực sự là những niềm vui lớn nhất.
Tôi không nghĩ giải thưởng sẽ thay đổi gì vì ở Việt Nam cát-xê có barem, cũng không thể đội lên cao. Tôi không mong xảy ra vấn đề gì quá sau giải thưởng này vì sự nổi tiếng chỉ làm mất đi thời gian riêng tư. Nổi tiếng không mang lại gì hơn mà đôi khi là sự phiền phức. Ai cũng biết tôi cũng biết là tôi ít xuất hiện ở chỗ đông người.
- Với vài suất chiếu tại Hà Nội và Quảng Ninh có lẽ “Những người viết huyền thoại” mới chỉ đến được với khoảng trên 1.000 khán giả và chưa biết khi nào phim ra rạp. Anh có mong phim sớm công chiếu rộng rãi không vì đó mới là sự thừa nhận cao nhất?
- Phim được phát hành rộng rãi và đến được với khán giả nhiều hơn là điều tôi mong mỏi. Khi nhận phim này tôi rất thích vì nó đề cao tính nhân văn và tinh thần chiến đấu bảo vệ tổ chức cũng như lòng yêu nước. Do vậy, tôi mong muốn khi xem phim này mọi người sẽ có cảm nhận giống tôi. Chúng ta sống thời bình lâu quá nên đôi lúc quên mất những người đã hy sinh cho tổ quốc. Tôi mong các bạn trẻ sống chậm lại một chút và suy nghĩ về điều đó sau khi xem bộ phim.
- Nghe nói cát-xê của anh cho phim này cũng thấp lắm, vậy thực tế thế nào? Thực hư chuyện trong thời gian đóng phim này anh bị thiệt hại tài chính là rất lớn?
- Chuyện này cũng tế nhị và khó nói lắm. Thực ra là cát-xê phim này rất ít nếu so với tôi làm phim truyền hình ở Sài Gòn bởi các dự án diễn ra liên tục. Tôi bắt gặp ở kịch bản này một cái gì đó giúp mình cứng hơn trong nghề, cũng là thỏa ước mơ có vai về người chiến sĩ. Do vậy, tôi đã bỏ các sô ở Sài Gòn để ra Hà Nội làm phim 2 tháng. Thực sự tôi thấy mình được nhiều hơn mất vì tiền mình có thể kiếm lại được nhưng cơ hội này khó có được lần hai. Làm phim cũng giống như mình được nhập ngũ 2 tháng. 2 tháng đó tôi thấy mình được nhiều, không có thiệt hại gì
- Trong phim “Những người viết huyền thoại” anh phải đóng cảnh nude hoàn toàn, thậm chí phải nude trước cả trăm người. Vậy có biện pháp gì để bảo vệ cho diễn viên khi đóng cảnh đó?
- Đóng phim truyền hình nude có mức độ vì chiếu cho đại chúng xem, cả trẻ em và con nít cùng xem. Còn phim điện ảnh nude phải thật. Trong phim Tầm hồn mẹ của đạo diễn Nhuệ Giang, tôi phải đóng cảnh nóng với diễn viên Hồng Ánh. Tuy nhiên, khi đóng cảnh này chỉ có tôi, Hồng Ánh với đạo diễn, quay phim, âm thanh, ánh sáng. Chỉ có 5 người trong phòng khi quay cảnh đó nên cũng không mắc cỡ lắm. Còn vớiNhững người viết huyền thoại, tôi phải nude trước 100 cô và 50 người trong đoàn làm phim chưa kể khách vãng lai. Tôi cũng lo vì việc diễn cảnh nude trong phòng với giữa thanh thiên bạch nhật khác hẳn nhau.
Cảnh tôi chạy quay từ sau lưng cũng hoàn toàn nude, tôi đành phải lấy bọc cua và tay che chắn phía trước. Cảnh mấy cô nhìn xuống và thấy nhân vật của tôi không mặc gì tôi cũng phải nude thật bởi trước đó quay đến mười mấy đúp nhưng không tạo được bất ngờ cho diễn viên đối diện. Những cảnh này dù ngắn nhưng phải quay suốt 2 ngày bởi đạo diễn quay rất kỹ và từ nhiều góc khác nhau. Dù rất mắc cỡ nhưng tôi cũng cố gắng hoàn thành những cảnh này và cũng mừng khi được khán giả đón nhận khi trình chiếu. Chỉ có điều cản trở tôi và sợ đến giờ là phải ngâm mình dưới suối lạnh lâu. Chỉ sợ quay xong là bệnh luôn nhưng rất may là tôi và anh Hoàng Hải không sao, chỉ có các diễn viên phụ là đổ bệnh.
- Bận rộn với phim truyền hình, vậy dự án phim nhựa tiếp theo của anh khi nào chạy tiếp?
- Nói thực là hiện tại người ta chưa mời (cười). Tôi cũng không phải diễn viên “bom tấn” ở Việt Nam, lại từng tham gia các phim nghệ thuật hơi khó thu lợi nhuận nên đành chờ cơ hội tiếp theo. Với tôi thực sự đóng phim nhựa hay đóng phim truyền hình không quan trọng. Đơn giản là mình được đóng phim vì nó là công việc và là hơi thở của cuộc sống.
7 triệu đồng cho “Nam diễn viên xuất sắc nhất”
- Nghe nói giải Bông Sen vàng cho “Những người viết huyền thoại” có 20 triệu đồng còn giải thưởng cho “Nam diễn viên chính xuất sắc” chỉ được 7 triệu đồng. Không biết thông tin đó có chính xác không?
- Đúng là giải thưởng chỉ có 7 triệu đồng. Với tôi, giải thưởng quan trọng hơn còn chuyện tiền nong vì tôi không có nghĩ tới, bao nhiêu cũng được. Sau khi nhận giải, tôi cũng không biết có bì thư để phía sau tờ giấy khen. Đến khi ăn tiệc mọi người gọi nhau ra sảnh lĩnh tiền tôi mới biết.
- Anh có nghĩ số tiền thưởng đó cân xứng với giải “Nam diễn viên chính” cũng như công sức anh đã bỏ ra vì vai diễn?
- Tôi nhận giải này giống như một sự công nhận của giới chuyên môn cho nghề nghiệp, vậy là vui rồi. Tiền bao nhiêu cũng được vì từ xưa đến giờ ở nước mình đâu có ai kiếm tiền bằng giải thưởng. Do vậy, tôi cũng không có vấn đề gì phải lo lắng hay phiền muộn.
- Đoàn làm phim “Những người viết huyền thoại” vừa có cuộc gặp mặt ăn mừng còn anh đã có thời gian tiêu số tiền thưởng đó chưa?
- Lúc nhận xong giải thưởng, 1h sáng chúng tôi ra xe đến thẳng sân bay, khi đó là 4h30 sáng. Leo lên máy bay về đến Sài Gòn là 8h, chạy taxi về nhà lúc 9h và có mặt ở trường quay lúc 10h. Do thời gian tổ chức LHP bị chậm lại nên cũng may đoàn làm phim thông cảm cho phép tôi đến trường quay muộn hơn. Từ hôm đó tới giờ, tôi liên tục bận làm phim nên cũng chưa có thời gian gặp gỡ bạn bè để khao (cười).
Nổi tiếng chỉ mang lại sự phiền phức
- Với nhiều nước, khi một diễn viên đoạt giải cao nhất về diễn xuất như anh, điều đó thậm chí thay đổi cả sự nghiệp và vị trí của họ. Còn với anh thì sao? Giải thưởng này có khiến anh chọn vai diễn khắt khe hơn, hay có thể nhận cát-xê cao hơn chẳng hạn?
- Bông Sen Vàng là giải thưởng về chuyên môn lớn nhất về điện ảnh ở Việt Nam. Do vậy, diễn viên được gọi là diễn viên điện ảnh thì phải đóng phim nhựa còn không sẽ mãi mãi là diễn viên truyền hình. Một khi đóng phim nhựa xong, ai cũng mong muốn mình sẽ được giới chuyên môn nhìn nhận bằng những giải thưởng. Tôi đến với nghề bằng sự đam mê, nếu khán giả thích nhân vật của mình và lại được giám khảo là các nhà chuyên môn nhìn nhận và đánh giá cao, đó thực sự là những niềm vui lớn nhất.
Tôi không nghĩ giải thưởng sẽ thay đổi gì vì ở Việt Nam cát-xê có barem, cũng không thể đội lên cao. Tôi không mong xảy ra vấn đề gì quá sau giải thưởng này vì sự nổi tiếng chỉ làm mất đi thời gian riêng tư. Nổi tiếng không mang lại gì hơn mà đôi khi là sự phiền phức. Ai cũng biết tôi cũng biết là tôi ít xuất hiện ở chỗ đông người.
- Với vài suất chiếu tại Hà Nội và Quảng Ninh có lẽ “Những người viết huyền thoại” mới chỉ đến được với khoảng trên 1.000 khán giả và chưa biết khi nào phim ra rạp. Anh có mong phim sớm công chiếu rộng rãi không vì đó mới là sự thừa nhận cao nhất?
- Phim được phát hành rộng rãi và đến được với khán giả nhiều hơn là điều tôi mong mỏi. Khi nhận phim này tôi rất thích vì nó đề cao tính nhân văn và tinh thần chiến đấu bảo vệ tổ chức cũng như lòng yêu nước. Do vậy, tôi mong muốn khi xem phim này mọi người sẽ có cảm nhận giống tôi. Chúng ta sống thời bình lâu quá nên đôi lúc quên mất những người đã hy sinh cho tổ quốc. Tôi mong các bạn trẻ sống chậm lại một chút và suy nghĩ về điều đó sau khi xem bộ phim.
- Nghe nói cát-xê của anh cho phim này cũng thấp lắm, vậy thực tế thế nào? Thực hư chuyện trong thời gian đóng phim này anh bị thiệt hại tài chính là rất lớn?
- Chuyện này cũng tế nhị và khó nói lắm. Thực ra là cát-xê phim này rất ít nếu so với tôi làm phim truyền hình ở Sài Gòn bởi các dự án diễn ra liên tục. Tôi bắt gặp ở kịch bản này một cái gì đó giúp mình cứng hơn trong nghề, cũng là thỏa ước mơ có vai về người chiến sĩ. Do vậy, tôi đã bỏ các sô ở Sài Gòn để ra Hà Nội làm phim 2 tháng. Thực sự tôi thấy mình được nhiều hơn mất vì tiền mình có thể kiếm lại được nhưng cơ hội này khó có được lần hai. Làm phim cũng giống như mình được nhập ngũ 2 tháng. 2 tháng đó tôi thấy mình được nhiều, không có thiệt hại gì
- Trong phim “Những người viết huyền thoại” anh phải đóng cảnh nude hoàn toàn, thậm chí phải nude trước cả trăm người. Vậy có biện pháp gì để bảo vệ cho diễn viên khi đóng cảnh đó?
- Đóng phim truyền hình nude có mức độ vì chiếu cho đại chúng xem, cả trẻ em và con nít cùng xem. Còn phim điện ảnh nude phải thật. Trong phim Tầm hồn mẹ của đạo diễn Nhuệ Giang, tôi phải đóng cảnh nóng với diễn viên Hồng Ánh. Tuy nhiên, khi đóng cảnh này chỉ có tôi, Hồng Ánh với đạo diễn, quay phim, âm thanh, ánh sáng. Chỉ có 5 người trong phòng khi quay cảnh đó nên cũng không mắc cỡ lắm. Còn vớiNhững người viết huyền thoại, tôi phải nude trước 100 cô và 50 người trong đoàn làm phim chưa kể khách vãng lai. Tôi cũng lo vì việc diễn cảnh nude trong phòng với giữa thanh thiên bạch nhật khác hẳn nhau.
Cảnh tôi chạy quay từ sau lưng cũng hoàn toàn nude, tôi đành phải lấy bọc cua và tay che chắn phía trước. Cảnh mấy cô nhìn xuống và thấy nhân vật của tôi không mặc gì tôi cũng phải nude thật bởi trước đó quay đến mười mấy đúp nhưng không tạo được bất ngờ cho diễn viên đối diện. Những cảnh này dù ngắn nhưng phải quay suốt 2 ngày bởi đạo diễn quay rất kỹ và từ nhiều góc khác nhau. Dù rất mắc cỡ nhưng tôi cũng cố gắng hoàn thành những cảnh này và cũng mừng khi được khán giả đón nhận khi trình chiếu. Chỉ có điều cản trở tôi và sợ đến giờ là phải ngâm mình dưới suối lạnh lâu. Chỉ sợ quay xong là bệnh luôn nhưng rất may là tôi và anh Hoàng Hải không sao, chỉ có các diễn viên phụ là đổ bệnh.
- Bận rộn với phim truyền hình, vậy dự án phim nhựa tiếp theo của anh khi nào chạy tiếp?
- Nói thực là hiện tại người ta chưa mời (cười). Tôi cũng không phải diễn viên “bom tấn” ở Việt Nam, lại từng tham gia các phim nghệ thuật hơi khó thu lợi nhuận nên đành chờ cơ hội tiếp theo. Với tôi thực sự đóng phim nhựa hay đóng phim truyền hình không quan trọng. Đơn giản là mình được đóng phim vì nó là công việc và là hơi thở của cuộc sống.
(Vietnamnet)
0 comments:
Post a Comment