Một ví dụ đơn giản cho việc sử dụng adjustment layer nhằm tăng độ chân thật cho những bức ảnh ghép.
Adjustment layer, một công cụ
được dùng nhiều nhất và cũng có nhiều cách dùng nhất trong Photoshop.
Với adjustment layer, bạn có thể làm được rất nhiều thứ, từ tô màu, chỉnh sắc độ cho bức ảnh… Trong những bài ghép ảnh, adjustment cũng đóng vai trò rất quan trọng, chỉ cần khéo léo một chút trong cách dùng,
những bức ảnh vốn chẳng liên quan gì với nhau sẽ khoác lên mình một tông
màu phù hợp, làm tăng tính chân thật cho bức ảnh cuối cùng. Như bài sau
đây là một ví dụ khá rõ ràng cho việc áp dụng adjustment vào ảnh ghép.
Để thực hiện bài này bạn cần những stock sau:
Ngôi nhà.
Mây.
Cô gái.
Cỏ.
Tuyết.
Sau đây là thành quả cuối cùng:
Như các bạn cũng đã thấy, bức ảnh
cuối cùng là một sự kết hợp khá hoàn hảo giữa nhiều layer khác nhau
được hòa trộn lại một cách nhẹ nhàng bởi một tông màu chủ đạo. Với một chút chỉnh sửa về màu sắc, những bức ảnh tưởng như không thể hòa hợp với nhau đã dễ dàng tạo thành một bức tranh hài hòa về tổng thể.
Bắt đầu với ngôi nhà, việc đầu tiên bạn cần làm là tách ngôi nhà và vùng núi phía sau ra khỏi bầu trời
vốn chỉ có một màu xanh như chuyển sắc và không gây được nhiều ấn tượng
cho người xem. Về phần công cụ tạo vùng chọn, bạn hoàn toàn có thể tự do
chọn Lasso Tool hoặc Pen Tool tùy sở thích, miển sao bạn cảm thấy thoải
mái trong quá trình thực hiện là được.
Sau khi hoàn thành, bạn hãy mang
đến cho ngôi nhà này một không khí mới với một bầu trời đầy mây. Đây là
phần rất quan trọng để tạo ra không khí khác biệt cho cả bức ảnh sau khi
hoàn thành.
Mở tấm ảnh cô gái lên, tiếp tục
công việc tách hình ảnh ra khỏi nền, ở bước này có lẽ bạn nên kiên nhẫn
một chút do hình ảnh của cô gái có nhiều góc cạnh hơn ngôi nhà. Sau khi
hoàn thành xong, bạn mang cô gái đặt vào phần bức ảnh đang thực hiện.
Để có thể tạo được độ sau cho bức
ảnh, bạn cần thêm vào một vài chi tiết tuy nhỏ nhưng rất qua trọng: một
chút cỏ nằm sát phần rìa của bức ảnh và tuyết. Cỏ hoặc lá cây là những
hình ảnh rất dễ tìm trên mạng, nhưng ngược lại, bạn sẽ rất khó khăn
trong việc tách chúng ra khỏi nền, vì thế trong quá trình tìm kiếm bạn
nên chú ý tìm bức ảnh sao cho những bước tách ảnh có thể diễn ra dễ dàng
hơn (tốt nhất là tìm file dạng png hoặc psd đã tách nền).
Đặt hai layer này nằm trên cùng, bạn áp cho layer cỏ hiệu ứng Gaussian Blur (Filter > Blur > Gaussian Blur)
với khoảng 2.5 pixel để tăng tính thực tế cho độ sâu của bức ảnh. Còn
về layer tuyết, bạn chỉ có một việc cho layer này chế độ blend màu là Screen.
Sau khi hoàn thành xong việc sắp
xếp những layer cho bố cục của bức ảnh được hợp lý, bước tiếp theo là
việc chỉnh sửa màu sắc với adjustment layer.
Các bạn có thể mở nhanh các hiệu ứng Adjustment layer bằng cách bấm vào
biểu tượng hình tròn đen trắng trên bảng layer và chọn đến công cụ cần.
Đầu tiên là Channel Mixer:
Cuối cùng là Curves,
ở bước này rất cần bạn có một con mắt nghệ thuật khi việc chỉnh sửa
những tone màu hoàn toàn không có một con số chính xác, mà bạn phải tự
thay đổi đường curve này cho đến khi có được hiệu ứng mà mình mong muốn.
Những thông số này khác nhau tùy thuộc vào từng bức ảnh khác nhau.
Bạn có thể thêm một khung viền bên ngoài nhằm tạo thêm chút ấn tượng cho bức ảnh, và hoàn thành!
Lưu ý là tất cả những adjustment
layer đều nằm trên một layer riêng, tách biệt với layer mà chúng ảnh
hưởng đến. Vì thế, cho đến trước khi bạn thực hiện việc Flatten Image, bạn hoàn toàn có thể thay đổi thông số trong những layer đó bất kỳ lúc nào bạn muốn. Chúc bạn thành công!
***
0 comments:
Post a Comment