Kênh Tên Miền chuyên cung cấp tên miền đẹp, giá rẻ! Hãy liên hệ kỹ thuật: 0914205579 - Kinh doanh: 0912191357 để được tư vấn, hướng dẫn miễn phí, Cảm ơn quý khách đã ủng hộ trong thời gian qua!
kiem tien, kiem tien online, kiem tien truc tuyen, kiem tien tren mang
Monday 13 July 2015

Chào các bạn, sau một thời gian gián đoạn khá lâu vì công việc và các lý do cá nhân, hôm nay, chúng ta cùng tiếp tục chuỗi bài hướng dẫn – chia sẻ kinh nghiệm về sử dụng Photoshop nhé.
Trong Phần 1, chúng ta đã tìm hiểu qua các công cụ cơ bản cũng như tổng quan nhất về Photoshop. Trong phần thứ 2, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về việc bắt đầu xây dựng 1 file thiết kế cho riêng mình – công việc chính của người chuyên dùng Photoshop.

Tạo file mới và thiết lập các thông số

Để tạo 1 file thiết kế mới, chúng ta vào File > New hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + N
newps
Hộp thoại tạo file mới

Hộp thoại tạo file mới hiện ra. Qua quá trình sử dụng, Hòa có một số kinh nghiệm xin chia sẻ với các bạn về các thông số này như sau:
  • Name: Tên file, có thể đặt tại đây hoặc đặt tên lúc Save lần đầu cũng được
  • Preset: Chọn cỡ giấy mẫu, với các bạn cần thiết kế file kích thước với các chuẩn phổ biến như A3, A4, Letter,… thì nên chọn trong hộp thoại ở mục này. Ví dụ: Muốn chọn cỡ giấy A4 chuẩn, bạn chọn Preset là International Paper, sau đó ở mục Size bạn chọn A4. Bạn cũng có thể tự tạo 1 Preset và lưu lại để dùng thường xuyên.
  • Width – Height: Chiều rộng – Chiều cao
  • Resolution: Độ phân giải
  • Color Mode: Hệ màu
Với các mục này, theo kinh nghiệm của Hòa xin lưu ý với các bạn như sau:
  • Trường hợp thiết kế để in ấn cỡ lớn (bandroll, poster, phông sân khấu,…): Ở mục chiều dài, chiều rộng, để tối ưu nhất cho thiết kế và vẫn đảm bảo chất lượng in ấn, không vỡ hạt, bạn thiết lập đơn vị làCentimet và xác định chiều dài, chiều rộng của file bằng 1/10 kích cỡ thực tế (đối với file có độ dài, rộng >1m). Đồng thời, các bạn thiết lập độ phân giải (Resolution) từ 200 đến 300 để đảm bảo file thiết kế không vỡ hạt khi in. Hệ màu bạn cần chọn khi thiết kế để in ấn tốt nhất là hệ 4 màu CYMK. Khi chọn hệ màu này thì bản in ra sẽ có màu sắc trung thực như bạn thiết kế và thấy trên Photoshop, nếu chọn mặc định là RGB thì đôi khi, màu sắc in ra sẽ không trung thực như file thiết kế và hay chuyển sang màu khác.
    Ví dụ: Bạn cần thiết kế 1 bandroll dài 5m rộng 1m thì chúng ta chỉ cần tạo file có kích cỡ dài 50cm và rộng 10cm, đồng thời chọn Resolution là 300, hệ màu CYMK (có thể là 200 cũng được, mình thường chọn 300).
  • Trường hợp thiết kế để sử dụng online hay dùng trên máy tính thôi (hình nền, banner, cover, slide trình chiếu,…): Ở mục chiều dài, chiều rộng bạn nên chọn đơn vị là Pixel và thiết lập kích cỡ theo Pixel tùy vào yêu cầu. Để 1 hình thiết kế phục vụ cho việc xem online và hạn chế bị vỡ hạt, chúng ta nên tạo file có kích cỡ từ 1000px trở lên, ngoài ra, theo kinh nghiệm, bạn nên gấp đôi  kích cỡ đối tượng cần thiết kế hoặc tăng theo tỉ lệ so với kích cỡ gốc để file thiết kế được tốt hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tăng Resolution từ 150 đến 300. Về hệ màu, nếu file thiết kế của bạn thuần chỉ để xem trên máy tính, không in ấn thì bạn nên chọn hệ RGB, nếu phục vụ cho cả 2 nhu cầu thì nên chọn CYMK. Có 1 điểm khác biệt khi xem file của 2 hệ màu này trên máy để so sánh mình sẽ nói sau.
Một số kích cỡ thông dụng:
+ Màn hình 16:9 bình thường: 1366 x 768px , 1920 x 1080px (tốt)
+ Màn hình 4:3 bình thường: 1024 x 768px
+ Cover Facebook: 851 x 315px
+ Các kích cỡ ảnh thông thường: 9x12cm, 10x15cm, 13x18cm, 20x25cm,…

logo-design

Các giai đoạn khi bắt tay vào thực hiện 1 file thiết kế

Trước khi bắt tay vào thực hiện 1 ấn phẩm trên Photoshop, Hòa xin chia sẻ với các bạn 1 quy trình thiết kế cơ bản mà Hòa áp dụng khi thiết kế 1 ấn phẩm:

1. Xác định yêu cầu:

Trước khi thiết kế, bạn cần xác định yêu cầu của file mà mình chuẩn bị thiết kế là gì. Thiết kế cho mục đích gì, loại file thiết kế là gì, kích cỡ bao nhiêu, có để in hay không, phong cách thiết kế là gì, màu chủ đạo, nội dung file thiết kế,… Bạn nên note lại các yêu cầu cụ thể trước khi bắt đầu thiết kế.

2. Tìm và lên ý tưởng:

Đây là khâu rất quan trọng và quyết định đến ấn phẩm thiết kế, nếu không có ý tưởng tốt thì rất khó có được 1 sản phẩm thiết kế tốt. Bạn nên dựa vào yêu cầu của sản phẩm cần thiết kế để xác định ý tưởng, chú ý đến phong cách mới lạ, khác biệt và sáng tạo nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu đưa ra. Bạn có thể tìm các sản phẩm thiết kế tương tự để tham khảo nên Internet, có rất nhiều ý tưởng độc đáo cho bạn.

3. Thiết kế:

Khi thiết kế trên Photoshop, Hòa xin gợi ý các bạn về quy trình sau
  • Tìm các hình ảnh, họa tiết, các đối tượng, nội dung và những chi tiết cần có trên Photoshop.
  • Tạo file và thiết lập các thông số (như phần trên đã trình bày)
  • Tạo nền cho sản phẩm
  • Thêm nội dung vào file (tất cả các Text và vị trí bố trí trên sản phẩm cơ bản)
  • Thêm các đối tượng cơ bản khác vào file (Logo, các hình ảnh mặc định phải có)
  • Bắt đầu chỉnh màu và thêm hiệu ứng cho các đối tượng.
  • Bố trí các đối tượng lại cho cân đối nhất
  • Thêm thắt các chi tiết trang trí khác để lấp những khoảng trống
  • Kiểm tra, chỉnh sửa các chi tiết lỗi lần cuối, hoàn thiện ấn phẩm.
  • Xuất file.
Trên đây là những điều cơ bản về viết kế với Photoshop cho những bạn mới bắt đầu tìm hiểu. Cám ơn các bạn đã quan tâm và mời các bạn cùng tìm hiểu những bài hướng dẫn tiếp theo về Photoshop tại Blog Chu Bằng. Trong bài tiếp theo, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về Layer trong Photoshop.

0 comments:

Post a Comment

domain, domain name, premium domain name for sales

Popular Posts