10 tín hiệu bạn đang làm việc “dưới trướng” một sếp tồi - Nếu bạn là nhân viên của một vị sếp xứng tầm “thảm họa”, cuộc sống của bạn ngoài thời gian làm việc ở công ty cũng có thể chịu ảnh hưởng không nhỏ.
Một nghiên cứu của Đại học Baylor, Mỹ, gọi đây là “hiệu ứng lan tỏa”, nghĩa là cuộc sống công sở của bạn có ảnh hưởng tới quan hệ hôn nhân và các mối quan hệ thân thiết khác của bạn. Như vậy, trong trường hợp sếp của bạn là sếp tồi, những người thân của bạn cũng sẽ gián tiếp chịu ảnh hưởng. Bởi thế, điều quan trọng là bạn phải nhận ra sếp của mình có phải là một vị sếp tồi hay không để có sự điều chỉnh cần thiết. Dưới đây là những tín hiệu cho thấy bạn đang làm việc “dưới trướng” một vị sếp tồi. Xem ngay và luôn nhé, like cẩn thận kẻo sếp của bạn tồi thật =)).
1. Sếp của bạn không bao giờ sai: Học cách thừa nhận khi mắc phải sai lầm là một trong những điều tốt đẹp nhất mà một người có thể làm được cho cấp dưới/đồng nghiệp của mình. Nếu sếp của bạn từ chối thừa nhận mỗi khi có sai lầm, điều đó đồng nghĩa với việc sếp không muốn từ bỏ sự tự mãn của mình vì cấp dưới.
2. Sếp của bạn muốn bạn cũng phải giống như sếp: Hầu hết mọi người đều thích những người có nhiều điểm tương đồng với họ. Tuy nhiên, những vị sếp tốt biết rằng, việc có những tính cách khác nhau cùng tồn tại trong một ê-kíp sẽ giúp ích cho công việc. Nếu sếp của bạn luôn tìm cách đưa hình ảnh của họ vào tất cả mọi việc mà bạn làm, hãy cố gắng thực hiện theo 1-2 gợi ý của sếp, còn sau đó thì chỉ cảm ơn. Hãy giữ bản sắc của bạn, nhưng cũng cho sếp thấy rằng, bạn đánh giá cao những gợi ý của sếp.
3. Sếp có thói quen “khó chịu” là gọi cho bạn vào những ngày nghỉ: Bạn cố gắng hoàn thành tốt công việc để có được một cuối tuần trọn vẹn, không bị công việc quấy rầy, nhưng sếp không ngại gọi cho bạn về chuyện công việc khi bạn đang nghỉ. Để tránh bị sếp làm phiền không đúng lúc như vậy, bạn cần sớm đặt ra những giới hạn.
4. Sếp của bạn thích quản lý công việc từng ly từng tí: Sếp của bạn có phải là một người thích “soi” từng ly từng tí khiến bạn thấy khó có thể hoàn thành công việc một cách hiệu quả? Nếu tình trạng này lặp đi lặp lại, bạn cần có cách ứng phó. Nếu sếp là người muốn biết chi tiết về mọi cuộc họp, email và cuộc gọi, hãy ghi chép đầy đủ tất cả và gửi cho sếp. Khi đó, sếp sẽ nghĩ rằng bạn đã nắm bắt được mọi vấn đề và có thể “tha” cho bạn.
5. Sếp thường xuyên thay đổi quan điểm: Buổi sáng sếp nghĩ một kiểu, nhưng chỉ qua bữa trưa, sếp lại đưa ra một quan điểm khác. Các chuyên gia gợi ý, nếu sếp là người hay thay đổi, hãy lựa chọn lấy một gợi ý của sếp có lợi nhất cho bạn và xử lý công việc theo hướng đó. Tốt nhất, hãy loại bỏ thói quen phụ thuộc vào sếp ngay từ đầu. Đừng bao giờ xin phép sếp, mà thay vào đó chỉ cần thông báo với sếp về ý định của bạn. Nếu có vướng mắc gì với quyết định của bạn, sếp sẽ nói cho bạn biết.
6. Lời nhận xét của sếp không giúp ích gì cho bạn: Bạn có cảm giác như bạn chẳng hề khá hơn chút nào sau khi nhận được lời nhận xét từ sếp của mình? Đó là những lời nhận xét “vô vị” đến nỗi không thể giúp ích gì cho bạn? Trong trường hợp này, có thể sếp không rõ về những gì mà bạn trình bày với sếp, hoặc cũng có thể sếp không muốn chia sẻ với bạn những điều có ích.
Nếu sếp muốn “ém” thông tin để giành được một lợi thế nào đó cho bản thân, thì sếp không phải là một người có tinh thần đồng đội.
7. Sếp ưu ái một số nhân viên nhất định: Điều này sẽ hạn chế khả năng của sếp trong việc nhận ra những kỹ năng của bạn và giá trị mà bạn đóng góp cho công ty. Sếp cũng không thể nhận ra rằng sếp đang đối xử không công bằng với bạn.
8. Sếp thích giành công trạng về mình: Sếp của bạn có phải là người thường xuyên sử dụng từ “tôi” khi nói về thành công? Sếp có khi nào “quên” đưa bạn tới các cuộc họp để trình bày về thành quả công việc của chính bạn? Nếu sếp làm vậy, có lẽ sếp đang muốn chiếm lĩnh lấy công sức và thành quả của bạn.
9. Sếp thích chỉ trích khi bạn mắc lỗi, nhưng hiếm khi khen ngợi khi bạn thành công: Sếp có bao giờ chỉ trích bạn trước mặt những người khác? Nếu bạn để điều này xảy ra một lần, sẽ có những lần tái diễn nữa về sau. Những vị sếp tốt hiểu rằng, họ nên có cuộc trao đổi riêng với nhân viên, thay vì chỉ trích cấp dưới trước mặt người khác.
Nếu sếp của bạn là người có cách hành xử như vậy, tốt nhất, khi biết mình mắc lỗi, hãy gặp riêng sếp để xin lỗi. Khi bạn áp dụng cách này, sếp không còn cơ hội để chỉ trích bạn trước mặt người khác. Ngoài ra, bạn sẽ giúp sếp hình thành được thói quen có những cuộc trao đổi riêng với bạn khi cần thiết.
10. Bạn cảm thấy chán nản khi thức dậy vào mỗi buổi sáng: Nếu bạn luôn cảm thấy không vui khi giáp mặt với sếp, hoặc có cảm giác chán nản khi thức dậy mỗi buổi sáng, hãy để ý. Có thể bạn đang có một sếp tồi.
0 comments:
Post a Comment