Tản mạn về văn hóa NHẬU của người Việt Nam (st). Ông bà ta ngày xưa có câu: Khách đến nhà không trà thì rượu. Ngày xưa uống rượu là một phần nghi lễ trong đời sống văn hóa, xã giao của người Việt, người ta uống đúng nơi, đúng chổ, đúng lúc.
Con cháu các cụ ngày nay thì lại khác. Đàn ông miền Tây Nam bộ vốn nổi tiếng thích nhậu, uống rượu đế như uống nước lã. Bạn bè lâu ngày gặp nhau tay bắt mặt mừng: nhậu, ma chay, cưới hỏi, giỗ chạp: nhậu, có chuyện vui: nhậu, gặp chuyện buồn: nhậu, hết giờ làm việc đồng nghiệp cùng nhau thư giãn: nhậu, ra ngoài đi công tác rồi “giao lưu”, “kết nghĩa: nhậu, có khách đến nhà: nhậu. Xem Infographic giải rượu bên dưới nhóe!!!. Mà có say rồi thì đi ngủ đi, khỏi cần giải :)
Cạn chén là một “bộ luật bất thành văn” duy nhất của xã hội Việt Nam hôm nay được áp dụng rất “nhất trí.” Gặp người quen: nhậu, gặp người lạ mời: cứ nhậu trước rồi khắc quen sau. Nói chung là bất cứ việc gì cũng nhậu trước nói sau, “uống rồi nói mới tin”. Từ cấp lãnh đạo nhà nước, cơ quan chính quyền cho đến xí nghiệp tư nhân, tiệc tùng ăn nhậu gần như là một nghi lễ bắt buộc khi tiếp quan khách cấp bậc nhà nước hoặc tiếp các đối tác thương mại… Không có ăn nhậu được hiểu là “không phải phép,” “không biết điều,” “không rượu không phải lễ (vô tửu bất thành lễ’),” “khó chơi,” “chơi không vô…”
Nhậu để thăng tiến: Còn ở thành thị, điều đáng buồn là “biết nhậu” đang trở thành “lợi thế” cho những ai muốn thăng tiến trên con đường hoạn lộ, nhậu trở thành một biện pháp xã giao không thể thiếu. Trong một bữa tiệc mà không uống với anh này một ly, anh kia một ít thì bị coi là người… khô khan tình cảm. Ngược lại, nếu bưng ly mời khắp lượt và “uống tất” với “anh em” thì được coi là “giỏi giao tiếp” (?!).Nhiều sếp lớn của cơ quan nhà nước cũng như xí nghiệp cần tuyển người “nhậu giỏi” để làm phụ tá giúp mình “uống” trong các buổi nhậu giao tiếp. Không hiếm trường hợp có người nhờ tửu lượng cao nên được sếp đưa ra để dành tiếp khách, có sếp thì có người đó, riết rồi trở thành “oai” không kém sếp.
Người phương Tây có một phong tục rất hay khi nhập tiệc là: Mỗi người một bộ đồ ăn riêng, một chai rượu riêng, một cái ly riêng, ai thích uống bao nhiêu cứ tự giác rót, không có chuyện ép uống rượu đến mức chịu không nổi ói mữa đầy bàn tiệc như ở ta. Và họ cũng không có cái kiểu ngồi ăn nhậu tì tì hết giờ này sang giờ khác, ngồi lâu đến chai đít như chúng ta. Tôi ước gì người Việt chúng ta học nét văn hóa “uống rượu tự giác” của mấy ông Tây để tôi đỡ mang tiếng là “khó chơi”, “khô cằn sỏi đá” thì tôi đội ơn vạn bội. Thôi vào vấn đề chính nhé. Giải rượu như thế nào???
Hướng dẫn giải rượu:Ăn một ít thức ăn dầu mỡ trước khi đi uống: Trước khi đi uống với bạn bè, hãy chủ động ăn trước một ít thức ăn nhiều dầu mỡ. Chúng sẽ tạo thành một lớp áo che kín mặt trong ruột, giảm sự thẩm thấu của rượu qua thành ruột vào máu. Nhờ đó bạn sẽ lâu bị say hơn.
Không uống các loại thuốc chống nôn: Đừng cố uống các loại thuốc chống nôn vì chính loại thuốc đó sẽ tiếp tục giữ chất độc lại trong cơ thể bạn, mà gan lại không thể lọc chất độc kịp, hậu quả là gây tổn hại nghiêm trọng tới gan, lâu ngày gây xơ gan và ung thư gan.
Uống nước: Nước là một trong những thành phần không thể thiếu trong đời sống con người, không những vậy nước còn giúp giải rượu bia vô cùng tốt. Tết đến, phải thường xuyên tiếp xúc với bia rượu làm cho lượng cồn trong máu bạn tăng nhanh gây ra chứng đau đầu chóng mặt; đồng thời các chất alcohol kích thích sự lợi tiểu, cơ thể sẽ thải nước ra ngoài liên tục. Khi đó, bạn sẽ có cảm giác khô khát, đắng miệng vì thiếu nước. Uống nước nhiều sẽ giúp ích cho bạn vượt qua tình trạng này.
Nước Mía: Khi say rượu chỉ cần uống một cốc nước mía ép sẽ có tác dụng giải rượu nhanh chóng nhất.
Gừng tươi: Thái một củ gừng tươi khoảng 60 gram thành từng lát mỏng, sau đó đem sắc nước uống. Vị gừng nóng (có tác dụng chống say rượu, vì gừng làm cho các mạch máu lưu thông tốt hơn, từ đó hóa giải nhanh chất cồn trong cơ thể. Có thể cho thêm vào nước gừng nóng một thìa nhỏ mật ong để có thể hấp thụ nhanh và giúp giải say rượu.
Bổ sung vitamin B, C: Khi uống quá say, muốn chóng tỉnh táo bạn cần hạ thấp lượng cồn trong cơ thể, hãy bổ sung vitamin B (tốt nhất dưới dạng viên sủi). Vitamin B có tác dụng lợi tiểu, tăng cường khả năng đào thải cồn ra ngoài.Rươu bia nếu quá chén có tác hại vô cùng cho cơ thể. Một trong những tác hại đó là gan thận suy yếu nhanh chóng. Nếu uống nhiều bia rượu trong thời gian dài sẽ gây tổn hại gan thận nghiêm trọng, dẫn đến những bệnh vô cùng nguy hiểm như xơ gan, viên gan, ung thư gan, thận suy. Các chất chống oxy hóa như vitamin C có thể phần nào giúp bạn chống đỡ được các tác hại của rượu.
Khi quá chén, cần uống vitamin C 3 lần/ngày hoặc uống nhiều loại nước trái cây có vitamin C như cam, chanh, bưởi... Các loại nước trái cây này còn cung cấp thêm kali, đường tự nhiên giúp tăng lượng đường cần thiết mà cơ thể bị thiếu hụt khi say rượu.
Cà phê đậm đặc: Uống cà phê giải rượu. Người say rượu, bia thường ngủ mê mệt. Lấy nước sôi pha một cốc cà phê đặc cho uống, một lúc sau sẽ tỉnh rượu.
Chè xanh: Cho người say rượu uống một cốc chè xanh pha đặc cũng sẽ giải ngộ độc rượu rất tốt. Vì trong chè xanh có chất axít tanic khử được chất cồn trong rượu.
Đậu đen: Khi ngộ độc rượu ta có thể uống nước sắc đậu đen để giải say. Ninh đậu đen cho nhừ rồi uống liên tục từng chén một sẽ có tác dụng giải ngộ độc rượu.
Đậu xanh: Đậu xanh hạt cũng giải được ngộ độc rượu bằng cách sau: Nghiền nát khoảng nửa lon đậu xanh hạt, sau đó hòa vào nước sôi để nguội rồi cho người ngộ độc rượu uống để nôn mọi chất trong dạ dày ra khỏi cơ thể. Sau đó có thể cho người ngộ độc ăn cháo gạo nấu với 30g cam thảo.
Rau cần, sắn dây: Bạn hãy lấy một nắm rau cần rửa sạch, giã nát rồi vắt lấy nước cốt, pha chút đường uống từ từ. Nước cốt rau cần không chỉ làm tỉnh rượu mà còn giúp người say không bị đau đầu váng vất sau khi tỉnh. Nếu không có rau cần thì pha một cốc bột sắn dây có vắt chanh để uống, một lúc sau sẽ tỉnh táo trở lại. Sắn dây cũng giúp cho gan tham gia đào thải độc tố.
Khi say rượu bạn hãy kịp thời áp dụng một trong những cách nói trên sẽ giải rượu và tránh được ngộ độc rượu. Tuy nhiên, cách chống say rượu tốt nhất vẫn là phòng bệnh hơn chữa bệnh. Chỉ uống rượu ở mức vừa phải, phù hợp với thể trạng, sức chịu đựng của mình. Chỉ uống rượu của các hãng rượu có tín nhiệm. Nếu là rượu dân gian, rượu thuốc thì có nguồn gốc tin cậy, tránh rượu giả, rượu không rõ nguồn gốc, rượu nghi có pha thuốc sâu để tăng nồng độ thì rất nguy hại cho sức khỏe...
0 comments:
Post a Comment