Giáo dục luôn là vấn đề trung tâm của đời sống xã hội vì nó quyết định tương lai của mỗi người và của cả xã hội. Thực trạng nhức nhối của nền giáo dục hiện nay là nguyên nhân làm trì trệ sự phát triển của Việt Nam.
Bàn về tính không hiệu quả của giáo dục ngày nay đặc biệt là giáo dục Đại học, người ta thường đổ lỗi do thiếu trang thiết bị học tập, thương mại hóa giáo dục, phong cách giảng dạy của giảng viên, việc học thiên về lý thuyết nhiều hơn thực tiễn ... mà quên đi thái độ của SV trong việc học của mình. Theo số liệu khảo sát của báo Tuổi trẻ thì chỉ 30% trong số những sinh viên được hỏi có thái độ tích cực trong học tập, trong khi có đến 60% chọn giải pháp học đối phó.
Có một thực tế đáng buồn là sau bao năm học phổ thông vất vả, nặng nhọc để giành được một chiếc ghế lên giảng đường Đại học thì không ít Sinh viên đã vội vàng tự mãn, xem Đại học chỉ là nơi xả hơi để tụ tập gặp gỡ, ăn chơi đua đòi cùng chúng bạn thay vì biết trân trọng thành quả của mình họ sẽ không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn cho bản thân. Tại sao lại như vậy? Một trong những lý do là khả năng tiếp cận thông tin của SV ta còn kém. Khi còn học phổ thông, đặc biệt là cấp III, các bạn học sinh đã phải mang trên vai gánh nặng tâm lý từ gia đình, người thân là phải vào Đại học. Nhưng bản thân những cô, cậu ấy chưa hoặc không nhận thức được vào Đại học để làm gì? Và chuyên ngành mình chọn có phù hợp với mục tiêu, sở thích, tính cách năng lực của bản thân hay không? Chính vì thế mà khi đã đậu vào Đại học rồi thì cũng đồng nghĩa với việc đã làm xong nghĩa vụ với bố mẹ và người thân chứ không phải đạt được ước mơ của chính bản thân thì làm gì có được sự trân trọng thành quả cố gắng học tập. Cùng xem Infographic sau để thấy rõ hơn về sinh viên Việt Nam nhóe!!!
Một lý do khác nữa là Sinh viên năm thứ nhất thường chịu ảnh hưởng nhiều từ “sự hướng dẫn” của các anh chị đi trước. Các bạn đang cực kỳ thỏa mãn với chính mình, 12 năm đèn sách rồi, chọi bao nhiêu đối thủ mới nghiễm nhiên trở thành sinh viên Đại học, thỏa mãn mong ước của bố mẹ, thầy cô, bè bạn. Càng nghĩ các bạn càng tự hào và hài lòng về bản thân mình lắm. Rồi các bạn dần cảm thấy cái lý lẽ “nghỉ xả hơi” rất có tình, có lý.
Đúng quá! Theo quan điểm năm nhất ăn chơi, năm hai thong thả, năm ba cố gắng, năm tư chuẩn bị ra trường thì các bạn chỉ mới ở giai đoạn I mà thôi vội gì. “Thả phanh” ung dung suốt học kỳ để rồi đến kỳ thi lại lao đầu vào học, thức khuya dậy sớm chạy mãi mà vẫn không đuổi kịp khối kiến thức mà cả học kỳ không thèm để mắt tới. Cứ chọn đại một “tủ” may mắn thì trúng, còn không thì... thi lại. Thi lại mà rớt thì ... học lại.... Những bạn này thường đến lớp thi bằng khuôn mặt mệt mỏi và đương nhiên kết quả đạt được chỉ có... trời mới biết. May mắn thì qua, coi như thoát hiểm, còn không lại lục đục mượn vở bạn bè ôn luyện, lại thi, qua được lần hai có thể thở phào, hú vía, còn nếu không, chuyện nhỏ, học lại với các em cũng vui. Kết quả là các cô cậu sinh viên được “tốt nghiệp sớm” hoặc “tốt nghiệp trễ” hay tốt nghiệp đúng lúc nhưng không biết gì? " Đây cũng là hiện trạng “học để lấy bằng cấp chứ không phải để lấy kiến thức” - tấm bằng cử nhân của chúng ta lúc này có giá trị bằng một tờ giấy chứng nhận “năng lực ảo" là công lao của những đêm thức trắng ôm tập “tụng” một cách vội vã gấp gáp để rồi quên ngay sau khi kỳ thi vừa kết thúc.
Làm thêm, dạy kèm, bán hàng , tiếp thị dẫn đến lơ là học tập, hoặc không theo nổi chương trình học ĐH là những lý do sinh viên bị buộc thôi học. Tuy nhiên đó không phải là lý do chính, vì có những sinh viên vừa học vừa làm thêm nhưng kết quả học tập vẫn đạt điểm cao. sinh viên không chịu tìm tòi sách, tài liệu phục vụ cho chuyên môn của mình, mặc dù trong phương pháp giảng dạy ĐH nhiều thầy cô lên lớp chỉ hướng dẫn và đưa ra những tư liệu, liệu, đầu sách cần thiết cho sinh viên tìm kiếm tham khảo.
Trong khi đó, ở Việt Nam, thầy giáo phải nhắc đi nhắc lại cho sinh viên từng ý bài học cho sinh viên vì sợ họ quên. Có những sinh viên không chịu đọc giáo trình trước khi đến lớp khiến thầy phải ghi chú gạch từng ý trong trang giáo trình cho sinh viên. Thầy phải “cầm tay chỉ việc” cho từng sinh viên...
Từ thực tế trên cho thấy bên cạnh chương trình học tập ĐH hiện nay đã nặng nề, thì công cụ để truyền tải kiến thức hiện nay cũng chưa lấy gì làm hài lòng. Nhân viên quản lý thư viện cho biết, một ngày bình quân chỉ có khoảng chục em đến đây ngồi học, tìm tòi tư liệu. Có điều một số sinh viên đến mượn hai ba cuốn sách rồi đánh bài “chuồn” luôn, hết học kỳ mà vẫn không thấy bóng dáng các bạn đến thư viện để trả sách lại!
Trong trường hợp như vậy, buộc thư viện phải dùng biện pháp mạnh: báo cáo lên trường ra quyết định không cho các bạn sinh viên này thi hết học phần! Thế nhưng, với những hiện trạng nêu trên vô tình chỉ ra việc giáo dục Đại học mà tiêu biểu là sinh viên với việc học hiện nay chỉ mang tính hình thức.
0 comments:
Post a Comment